Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Cách giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế

     Mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên.


Cách giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế


     Các ngành luật quốc nội như là: Luật dân sự, Luật thương mại, Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động v.v. điều chỉnh các quan hệ của mình một cách trực tiếp và đơn giản. Ví như chỉ cần tìm các quy định cụ thể áp dụng giải quyết đúng “địa chỉ” của quan hệ pháp luật cụ thể. Nhưng nếu các quan hệ trên đây lại có một hoặc vài yếu tố nước ngoài tham gia, tất yếu các quan hệ đó đã phụ thuộc (liên đới) tới điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật và đương nhiên vấn đề “lựa chọn” một hệ thống pháp luật điều chỉnh là rất cần thiết. Như vậy, xung đột pháp luật có thể đươc hiểu là trong một tình thế (trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định.

      Chọn luật phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, chứ không thể tự do, tùy ý, tùy tiện. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào để áp dụng sẽ không phụ thuộc vào chủ quan ý chí của toà án có thẩm quyền, hoặc sẽ không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ. Mục đích của Tư pháp quốc tế là điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế (đó là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng). Tất yếu dẫn đến việc “đụng độ ” giữa các hệ thống pháp luật liên đới khác nhau. Để giải quyết vấn đề này không thể không tính tới việc bảo đảm sự bình đẳng và lợi ích của các hệ thống pháp luật liên quan, nghĩa là loại trừ các hệ thống pháp luật khác không áp dụng mà chỉ biết áp dụng luật của mình, lợi ích của mình hay chỉ một hộ thống có lợi. Ngược lại, cách giải quyết trọn vẹn nhất là củng cố sự hợp tác bình đẳng và bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét