Trong pháp luật, phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa các quốc gia và tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, các quy định và đia vị pháp lý của người nước ngoài (kể cả các pháp nhân nước ngoài) có thể được xây dựng trên nguyên tắc hay các chế độ pháp lý sau: Chế đội đãi ngộ như công dân; chế độ tối huệ quốc; chế độ đãi ngộ đặc biệt; chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc.
Chế đô đãi ngộ như công dân (National Treatment)
Chế độ đãi ngộ như công dân hiện nay được thể hiện phổ biến trong luật pháp của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Nôi dung cơ bản của chế độ này đươc hiểu như sau: v
- Người nước ngoài đươc hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể).
- Trên thực tế, luật pháp của các nước dành riêng cho người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân của họ không phải ở tất cả mọi mặt mà bao giờ cũng còn những hạn chế (dù ít, dù nhiều) nhất định đối với người nước ngoài. Vị dụ: các quyền chính trị như quyền bầu cử, quyền ứng cứ, bầu cử hầu như không dược hưởng; quyền cư trú bị hạn chế; quyền hành nghề học tập cũng bị những giới hạn nhất định v.v…
Chế độ đãi ngộ như công dân dành cho người nước ngoài thường được quy dịnh trước hết là trong luật pháp các nước. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam tại Điều 7 và Điều 8 quy định rằng; Người nước ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân đối với sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp và tư liệu sinh hoạt và các quan hệ thừa kế đối với các tài sản trên.
Ngoài ra, chế độ đãi ngộ như công dân còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương như là các nguyên tắc pháp luật quốc tế nhằm bảo hộ pháp lý cho công dân các nước hữu quan làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ của nhau. Ví dụ: Trong Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bungari quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau; “Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước kỷ kết kia dành cho công dân nước mình” (Hiệp định ký kết ngày 03/104986). Đối với các điều ước quốc tế đa phương phải kể đến các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Đó là Công ước Becnơ 1886, Công ước Giơnevơ 1952 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mà nội dung cơ bản của các công ước này đều lấy nguyên tắc đãi ngộ như công dân làm nền tảng bảo hộ trên cơ sở có đi có lại.
Đọc thêm tại: