Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Luật mua bán hàng hóa quốc tế

Luật nơi thực hiện hành động (hoạt động)

     Là một biến dạng rất cụ thể của luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus). Để giải quyết xung đột về hình thức của hợp đồng, một số nước còn áp dụng hệ thuộc như:“Hình thức của hợp đồng được quyết định bởi luật của nước nơi thực hiện nó (locus regit actumr,hoặc là “Hình thức kết hôn được quyết định bởi luật của nước nơi các bên thực hiện kết hôn (Lex loci celebrationis)”.

Luật nước người bán (Lex venditoris)

     Thực tiễn trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, nếu bên mua và bên bán không có thóa thuận nào khác thì luật nước người bán (luật quốc tịch của người bán) thường được áp dụng để giải quyết các quan hệ của hợp đồng mua bán đó.

     Đây là một hệ thuộc có tính truyền thống trong thương mại quốc tế và nó được hình thành như là một tập quán.

     Trong trường hợp người bán lại là nhà sản xuất thì luật nước người bán được hiểu là luật của nước nơi xí nghiệp sản xuất nằm ở đó (Điều 27 Luật Tư pháp quốc tế Ba Lan năm 1965). Trong Công ước La Hay 1955 về mua bán hàng hóa (động sản) quốc tế lại ghi nhận trường hợp khi người bán hoặc đại diện của người bán nhận được đơn đặt hàng của người mua tại nước người mua thì luật được áp dụng để giải quyết là luật nước người mua.

     Hệ thuật luật nước người bán được ghi nhận trong luật pháp của nhiều quốc gia và các điều ước thương mại và mua bán quốc tế (như điều kiện chung giao hàng của SEV trước đây, điều kiện xuất khẩu máy móc thiết bị được thông qua tại Hội nghị thương mại Giơnevơ 1955 của Liên hợp quốc).

Luật mua bán hàng hóa quốc tế

Luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi)

     Được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật được giải quyết theo pháp luật nơi vi phạm pháp luật. Đây là một hệ thuộc được hình thành sớm trong Tư pháp quốc tế và nó được ghi nhận trong hầu hết luật pháp của các nước trên thế giới.

      Khái niệm nơi vi phạm pháp luật trong luật pháp các nước khác nhau lại được giải thích khác nhau.

     Một vài hệ thống pháp luật như Hy Lạp (Điều 25 Bộ luật dân sự năm 1940), Italia (phần 2 Điều 25 Bộ luật dân sự năm 1942) v.v. cho rằng: nơi vi phạm pháp luật là nơi thực hiện hành vi gây hại, ở một số nước khác tiêu biểu là Mỹ lại giải thích khác, nơi vi phạm pháp luật là nơi hiện diện của hậuquả thiệt hại (kết quả của hành vi gây hại).

     Còn một nhóm nước khác lại giải thích nơi vi phạm pháp luật trên cơ sở kết hợp cả hai cách giải thích trên đây. Điều này có nghĩa là nơi vi phạm pháp luật là nơi xảy ra hành vi gây hại và cũng có thể là nơi hiện diện của hậu quả thiệt hại, bên bị hại có thể lựa chọn hệ thống luật nào có lợi hơn cho mình.

     Ở Việt Namcũng kết hợp cả hai trường hợp trên nhu đã nêu. Cụ thể ở khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tu phap quoc te, giải quyết xung đột


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét