Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Tìm hiểu Luật quốc tịch của pháp nhân

     Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis) được hiểu là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch

Đối với pháp nhân có hai vấn đề:

-     Thứ nhất là quy chế pháp lý của nó;

-     Thứ hai là quyền quan hộ của nó với các chủ thể khác.

     Hai phạm trù này có tính độc lập tương đối đối với nhau, song lại có quan hệ tương hỗ mật thiết thống nhất đối vớinhau. Xuất phát từ quy chế pháp lý sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó trong quan hệ với các chủ thể khác và mặt khác ta lại thấy tổng thể quyền và nghĩa vụ của pháp nhân chính là quy chế pháp lýcủa pháp nhân đó.

Luật quốc tịch của pháp nhân

      Tuy có mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa hai phạm trù trên, song trong khoa học pháp lý cũng cần phải xem xét giải quyết chúng độc lập dưới giác độ của Tư pháp quốc tế. Mỗi một loại quan hệ riêng biệt mà pháp nhân tham gia luôn có mối quan hệ độc lập và được giải quyết bằng các kiểu hệ thuộc riêng biệt (như là các loại hợp đồng khác nhau và trong các hợp đồng đó thì hình thức, nội dung V.V.. lại có các hệ thuộc khác nhau để giải quyết), nhưng trong khi đó thì tất cả các vấn đề thuộc quy chế của pháp nhân (như tổ chức đó có phải là pháp nhân không, quyền năng chủ thể của nó thế nào, quá trình thành lập, giải thể, ngừng hoạt động và phá sản V.V..) lại được giải quyết theo một hệ thống pháp luật nhất định và cụ thể, đó là quy chế nhân thân (hay còn gọi là quy chế bản quốc) của pháp nhân.

    Nói cách khác, mỗi pháp nhân có một quy chế nhân thân của mình và được công nhận ở nước ngoài. Điều này được khẳng định trong lý luận cũng như thực tiễn của Tư pháp quốc tế. Quá trình khẳng định này hình thành như là một tập quán quốc tế. Quy chế nhân thân xác định pháp nhân mang quốc tịch nước nào; nhưng hiện nay việc lựa chọn các dấu hiệu pháp lý để quyết định quốc tịch của pháp nhân giữa các nước khác nhau lại khác nhau.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét