Ví dụ: Một công ty A của Hà Nội Việt Nam có quyền tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết một hợp đổng mua xe gắn máy (hai bánh) của một công ty B của Nhật Bản. Hợp đồng được ký kết tại Singapo. Khi nhận hàng Công ty A phát hiện thấy hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng như trong hợp đồng đã thỏa thuận. Để giải quyết tranh chấp này thì luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết. Trường hợp này vì hợp đồng được ký kết tại Singapo nên Luật Singapo sẽ có thể được áp dụng để giải quyết (áp dụng nguyên tắc luật nơi ký kết hợp đồng).
Các quy phạm xung đột về kỹ thuật pháp lý mà nói thì nó là các quy phạm khá phức tạp của Tư pháp quốc tế. Tổng thể các quy phạm xung đột được quốc gia ban hành, hay thỏa thuận và chấp nhận được gọi là luật xung đột. Tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm luật xung đột. Luật xung đột chỉ là một phần của Tư pháp quốc tế, mặc dù là phần phức tạp và có thể nói là rất “then chốt” của Tư pháp quốc tế.
Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, chính đối tương điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (nhóm quan hệ xã hội mà Tư pháp quốc tế điều chỉnh) nó có V nghĩa quyết định đến phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Có hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, đó là:
– Phương pháp thực chất
– Phương pháp xung đột.
Các quy phạm xung đột về kỹ thuật pháp lý mà nói thì nó là các quy phạm khá phức tạp của Tư pháp quốc tế. Tổng thể các quy phạm xung đột được quốc gia ban hành, hay thỏa thuận và chấp nhận được gọi là luật xung đột. Tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm luật xung đột. Luật xung đột chỉ là một phần của Tư pháp quốc tế, mặc dù là phần phức tạp và có thể nói là rất “then chốt” của Tư pháp quốc tế.
Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, chính đối tương điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (nhóm quan hệ xã hội mà Tư pháp quốc tế điều chỉnh) nó có V nghĩa quyết định đến phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Có hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, đó là:
– Phương pháp thực chất
– Phương pháp xung đột.
Cả hai phương pháp cùng được áp dụng đồng thời, nhưng trong những trường hợp nhất định thì chỉ cần áp dụng phương pháp thực chất nên có thể nói là nó có ưu thế hơn. Đây là các trường hợp mà quy phạm thực chất đã đươc nhất thể hóa trong các điều ước quốc tế. Trong quá trình hợp tác quốc tế về mọi mặt: kinh tế, thương mại, kỹ thuật, văn hóa, giao thông vận tải v.v. Các quốc gia đã nhất thể hóa được rất nhiều vấn đề và có thể nói rằng đây là quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội giữa các nước.
Các quốc gia không chỉ dừng ở việc nhất thể hóa các quy phạm thực chất mà còn thống nhất hóa các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế. Trong khi các điều kiện về lịch sử, dân tộc, trình độ phát triển và lợi ích v.v. của các quốc gia còn khác biệt và thậm chí khác xa nhau thì việc nhất thể hóa các quy phạm thực chất là khó khăn, nhưng thống nhất hóa các quy phạm xung đột thì lai dễ hơn và cách này tỏ ra hiệu quả và thực tế hơn. Về mặt nào đó, ta có thể nói là thống nhất hóa các quy phạm xung đột nó cũng góp phần củng cố cho việc nhất thể hóa các quy phạm thực chất.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
luật tư pháp quốc tế,
xung
đột pháp luật trong tư pháp quốc tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét