Ở Liên bang Nga việc xét điều kiện kết hôn giữa công dân Nga với công dân nước ngoài tại Nga được giải quyết theo luật của Liên bang Nga. Do đó cả công dân Nga và Pháp đều xét theo luật pháp của Nga và trong luật của Nga thì điều kiện kết hôn lại không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ. Cho nên việc tiến hành kết hôn giữa công dân Nga và Pháp trên lãnh thổ của Liên bang Nga được đăng ký và tiến hành thuận tiện.
Như vậy, cùng là một quan hệ kết hôn với công dân nước ngoài thì ở Việt Nam giải quyết khác ở nước Nga do ở hai nước có hai quy phạm xung đột về điều kiện kết hôn quy định khác nhau.
Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật. Nó chỉ có nhiệm vụ dẫn chiếu tới luật thực chất của quốc gia mà ở đó có các quy định thực tế giải quyết quyền và phân định nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Các quy định đó cũng là nền tảng để giải quyết các tranh chấp khi chúng phát sinh.
Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (theo nghĩa rộng). Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự hành chính V.V.. (theo luật pháp của các nước phát triển gọi các ngành luật này là luật cổng thì tuy pháp luật của các nước khác nhau cũng quy định khác nhau nhưng không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì:
Như vậy, cùng là một quan hệ kết hôn với công dân nước ngoài thì ở Việt Nam giải quyết khác ở nước Nga do ở hai nước có hai quy phạm xung đột về điều kiện kết hôn quy định khác nhau.
Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật. Nó chỉ có nhiệm vụ dẫn chiếu tới luật thực chất của quốc gia mà ở đó có các quy định thực tế giải quyết quyền và phân định nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Các quy định đó cũng là nền tảng để giải quyết các tranh chấp khi chúng phát sinh.
Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (theo nghĩa rộng). Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự hành chính V.V.. (theo luật pháp của các nước phát triển gọi các ngành luật này là luật cổng thì tuy pháp luật của các nước khác nhau cũng quy định khác nhau nhưng không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì:
– Luật hình sự, Luật hành chính v.v… mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt (người ta thương gọi là quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ)
– Trong Luật hình sư, Luật hành chính không bao giờ có các quy phạm xung đột và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dung luật nước ngoài.
Ngoài ra, xung đột pháp luật cũng có thể xảy ra ở các nhà nước liên bang khi ở giữa các bang (hoặc các nước Cộng hòa ở Liên xô cũ) pháp luật cũng ‘quy định khác nhau. Nhưng ở đó lại có cách giải quyết khác bởi ở đấy đều có luật toàn liên bang và lại có cả các cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở mức toàn liên bang. Mọi xung đột pháp luật giữa các bang sẽ giải quyết bằng luật chung của cả liên bang và do các cơ quan của liên bang ra quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét