Khi đã có các điều ước quốc tế mà trong đó có các quy phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ chiếu theo đó để xem xét và giải quyết thực chất vấn đề trên cơ sở áp dụng ngay các quy phạm đó. Nó cũng loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng luật nước ngoài nữa, mà áp dụng ngay các quy phạm điều ước đó.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX này của chúng ta đã có rất nhiều điều ước loại trên đây được ký kết và thực hiện, trước đó cũng có nhưng không phải nhiều. Có thể nói đây là một xu hướng phát triển rất tích cực trong Tư pháp quốc tế. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số điều ước quan trọng. Ví dụ: Công ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Công ước Bécnơ 1886 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Giơ- ne-vơ; Công ước La hay về mua bán quốc tế về động sản 1955; Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980); Công ước 1980 của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế V.V..
Từ những năm 20 của thế kỷ XX này của chúng ta đã có rất nhiều điều ước loại trên đây được ký kết và thực hiện, trước đó cũng có nhưng không phải nhiều. Có thể nói đây là một xu hướng phát triển rất tích cực trong Tư pháp quốc tế. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số điều ước quan trọng. Ví dụ: Công ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Công ước Bécnơ 1886 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Giơ- ne-vơ; Công ước La hay về mua bán quốc tế về động sản 1955; Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980); Công ước 1980 của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế V.V..
Rất nhiều vấn đề được đề cập trong các công ước trên đây được giải quyết trực tiếp thực chất một cách chóng vánh và dứt điểm. Đây cũng chính là mục đích chính của các công ước này.
Các quy phạm thực chất thống nhất còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế (nhất là trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế). Có thể lấy các quy tắc tập quán trong Incoterms (International commercial terms) 1990 làm ví dụ, đó là các điều kiện mua bán, vận chuyển, bảo hiểm và các phương thức giao hàng như FOB (free on board) giao hàng trên tầu, CIF (cost, Insurance and freight) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí, CFR (cost and freight) tiền hàng và cước phí, FAS (free alongside ship) giao dọc mạn tàu V.V..
Hệ thống các quy phạm thực chất thống nhất dù là trong điều ước quốc tế hay trong tập quán quốc tế không phải là “luật pháp” đứng trên luật quốc gia bởi lẽ chính các quốc gia xây dựng hoặc chấp thuận các quy phạm đó và chúng tỏ rõ khả năng thuận tiện và hữu hiệu trong việc điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp qoốc tế. Các nước trong một khu vực về địa lý hay kinh tế thường tăng cường ký kết các hiệp định quốc tế trong đó xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất nhằm thiết lập một trật tự kinh tế khăng khít hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế một cách hợp lý. Có thể lấy các nước thuộc khối EU hoặc ASEAN để chứng minh cho điều trên đây.
Ngoài ra, có thể nói trong một chừng mực nào đó các -quy phạm thực chất thống nhất được hình thành trên cơ sở của các quyết đinh của trọng tài thương mại quốc tế. Luật pháp của các nước đều thừa nhận trọng tài là công cụ giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế và các nước cũng ban hành các văn bản pháp quy để công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài (trọng tài quốc tế), thậm chí các quyết định đó là quyết định hòa giải.
Đọc thêm tại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét