Tòa án khi giải quyết một vụ việc mà các bên trong tranh chấp lại có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các nước khác nhau chẳng hạn thì việc đầu tiên phải giải quyết là tòa án đó cần thiết chọn luật thực chất của nước nào để áp dụng. “Giai đoạn” chọn luật này tòa án chưa thể đưa ra phán quyết được, mà chỉ đưa ra quyết định luật thực chất của nước nào được áp dụng và các nguyên tắc về quy phạm thực chất nào sẽ được thực thi.
Đôi khi xảy ra những trường hợp tòa án cũng không chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó, lúc này tòa án cần xem xét hệ thống luật pháp của nước mình để tìm ra các quy định cần thiết để giải quyết vụ việc.
Những điều đã dẫn trên đây cho thấy rằng tĩnh chất rất đặc thù và riêng biệt của quy phạm xung đột. Tính chất này sẽ không bảo đảm được một quyết định nhất quán đối với một vụ việc nếu tòa án của các nước khác nhau giải quyết. Như vậy, phương pháp xung đột cũng có những hạn chế của nó. Mặt khác, phương pháp xung đột lại rất trừu tượng, bởi lẽ phải có chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu được. Tính chất không nhất quán đối với một vụ việc nếu giải quyết ở tòa án có thẩm quyền ở các nước khác nhau trong Tư pháp quốc tế đã dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng (nhất là hợp đồng mua bán ngoại thương) cần phải thấy trước luật nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho hợp đồng đó.
Đôi khi xảy ra những trường hợp tòa án cũng không chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó, lúc này tòa án cần xem xét hệ thống luật pháp của nước mình để tìm ra các quy định cần thiết để giải quyết vụ việc.
Những điều đã dẫn trên đây cho thấy rằng tĩnh chất rất đặc thù và riêng biệt của quy phạm xung đột. Tính chất này sẽ không bảo đảm được một quyết định nhất quán đối với một vụ việc nếu tòa án của các nước khác nhau giải quyết. Như vậy, phương pháp xung đột cũng có những hạn chế của nó. Mặt khác, phương pháp xung đột lại rất trừu tượng, bởi lẽ phải có chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu được. Tính chất không nhất quán đối với một vụ việc nếu giải quyết ở tòa án có thẩm quyền ở các nước khác nhau trong Tư pháp quốc tế đã dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng (nhất là hợp đồng mua bán ngoại thương) cần phải thấy trước luật nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho hợp đồng đó.
Phương pháp xung đột pháp luật được áp dụng trong hệ thống luật Anh – Mỹ còn phức tạp hơn nhiều. Ở đây tòa án có thẩm quyền rất rộng, còn các quy phạm xung đột lại được hình thành trên cơ sở án lệ (thực tiễn tòa án và trọng tài); do đó sẽ có rất nhiều khả năng xảy ra trong việc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ hợp đồng mà các bên khi tham gia các quan hệ đó không thể lường trước được hết.
Cuối cùng có thể nói là phương pháp xung đột một mặt nó luôn được hoàn thiện và pháp điển hóa trong điều kiện quốc tế hóa đời sống quốc tế, mặt khác nó cung lại luôn được bổ sung và hoàn thiện hóa trong luật pháp của mỗi quốc gia.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tu phap quoc te, giải
quyết xung đột
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét