Xét về mặt kỹ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân quy phạm xung đột ra làm hai loại:
– Loại thứ nhất: Là quy phạm xung đột một bên (hay còn gọi là một chiêu). Đây là quy phạm chỉ ra loại quan hệ dân sự này chi áp dụng luật pháp của một nước cụ thể. Ví dụ: Khoản 2 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 ghi: “Hợp đồng liên quan đến bất dộng sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
– Loại thứ hai: Là quy phạm xung đột hai bên (hay còn gọi hai chiều), đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 766 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến Như vậy, noi động sản được chuyển đến nếu là Việt Nam thì áp dụng luật Việt Nam, còn nếu là nước ngoài nào thì áp dụng luật nước ngoài đó. Chính thế người ta gọi đây là quy phạm xung đột hai chiều.
– Loại thứ nhất: Là quy phạm xung đột một bên (hay còn gọi là một chiêu). Đây là quy phạm chỉ ra loại quan hệ dân sự này chi áp dụng luật pháp của một nước cụ thể. Ví dụ: Khoản 2 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 ghi: “Hợp đồng liên quan đến bất dộng sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
– Loại thứ hai: Là quy phạm xung đột hai bên (hay còn gọi hai chiều), đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 766 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến Như vậy, noi động sản được chuyển đến nếu là Việt Nam thì áp dụng luật Việt Nam, còn nếu là nước ngoài nào thì áp dụng luật nước ngoài đó. Chính thế người ta gọi đây là quy phạm xung đột hai chiều.
Ngoài cách phân loại trên, người ta còn phân loại quy phạm xung đột trong nước và quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế (được gọi là quy phạm xung đột thống nhất) hoặc là phân loại quy phạm xung đột theo các nhóm quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
Các kiểu hệ thuộc cơ bản
Một thực tiễn khách quan là dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật dân sự nước ngoài, cũng như nhu cầu cần thiết đương nhiên của mỗi quốc gia là phải có một cơ cấu pháp luật cho phép và điều chỉnh quan hệ của thể nhân và pháp nhân của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Điều này có nghĩa là ở mỗi quốc gia cần có một hệ thống luật xung đột như là một công cụ thiết yếu để tạo lập một trật tự pháp luật cho việc tham gia vào các quan hộ Tư pháp quốc tế. Không có một quốc gia nào tham gia vào các quan hệ trên mà lại không có hộ thống quy phạm xung đột của mình.
Hệ thống quy phạm xung đột của mỗi quốc gia thể hiện trong hệ thống luật quốc nội và các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.
Đọc thêm tại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét