Phải kể đến loại quy phạm thực chất trong các văn bản pháp lý trong nước điều chỉnh quan hộ tư pháp quốc tế một cách trực tiếp (tức là không cần bất cứ một sự dẫn chiếu nào của quy phạm xung đột tới nó). Các quy phạm này cũng là một phần của Tư pháp quốc tế. ,Nó là nhóm quy phạm ở các văn bản pháp quy của nhà nước điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế đối ngoai hoặc các quan hệ hợp tác khoa học – kỹ thuật, văn hóa giữa các tổ chức, đơn vị, cá nhân công dân Việt Nam với các bên tương ứng của nước ngoài. Ví dụ: Các quy định trong Luật đầu tư cũng cần nhấn mạnh rằng nó là một nhóm quy phạm có tính chất riêng biệt và không thể cho nó đồng nhất với các quy phạm dân sự và ở một mức độ nhất định nào đó cho thấy sự khác biệt và ranh giới giữa Tư pháp quốc tế với Luật dân sự.
Như vậy, trong thành phần cơ cấn của Tư pháp quốc tế bao gồm hai loại quy phạm: quy phạm xung đột và quy phạm thực chất cùng điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế nảy sinh trong quá trình hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật văn hóa giữa các quốc gia và các quy phạm quy định các quyền dân sư, hôn nhân gia đình, lao động thương mai và tố tụng dân sự của ngươi nước ngoài. Đây là nội dung cơ bản của Tư pháp quốc tế và nó thể hiện đậm nét trong các đặc thù của ngành luật này.
Như vậy, trong thành phần cơ cấn của Tư pháp quốc tế bao gồm hai loại quy phạm: quy phạm xung đột và quy phạm thực chất cùng điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế nảy sinh trong quá trình hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật văn hóa giữa các quốc gia và các quy phạm quy định các quyền dân sư, hôn nhân gia đình, lao động thương mai và tố tụng dân sự của ngươi nước ngoài. Đây là nội dung cơ bản của Tư pháp quốc tế và nó thể hiện đậm nét trong các đặc thù của ngành luật này.
Hiện nay về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn Tư pháp quốc tế ở các quốc gia khác nhau còn có nhiều sự khác biệt, chảng hạn như vấn đề đối tựơng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế cũng chưa thể thống nhất.
Ví dụ: Ở Séc và Slovakia thì cho rằng Tư pháp quốc tế bao gồm các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất. Còn một số luật gia ở Bungari lại cho rằng Tư pháp quốc tế chỉ gồm các quy phạm xung đột. Trung Quốc cũng giống như ở Bungari cho rằng Tư pháp quốc tế là điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nên chỉ nhìn nhận Tư pháp quốc tế bao gồm các quy phạm xung đột hoặc luật xung đột. ơ Balan, Tư pháp quốc tế được coi như luật xung đột nhưng lại thêm cả vấn đề tố tụng dân sự quốc tế nữa. Hungari cũng có quan điểm giống như ở Ba Lan. Ở Anh – Mỹ trong các giáo trình của các trường đại học và các tác phẩm chuyên khảo thì nhìn nhận các vấn đề xung đột pháp luật dưới góc độ của các vấn đề lựa chọn pháp luật (choice of law) và các vấn đề thẩm quyền (jurisdiction) của tòa án, tòa án Anh – Mỹ có thẩm quyền xét xử hay tòa án nước ngoài có thẩm quyền xét xử. ở đây cũng cần lưu ý rằng các quan điểm này của Anh – Mỹ thường dẫn tới việc hạn chế việc áp dụng luật nước ngoài và tăng cường tới mức tối đa có thể được trong mọi trường hợp để áp dụng luật Anh – Mỹ.
Đọc thêm tại:
- http://tuphapquocte24h.blogspot.com/2015/04/cach-giai-quyet-xung-dot-phap-luat-trong-tu-phap-quoc-te.html
- http://tuphapquocte24h.blogspot.com/
- http://tuphapquocte24h.blogspot.com/2015/07/che-o-ai-ngo-nguoi-nuoc-ngoai.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét