Ở Pháp, quan điểm về Tư pháp quốc tế mang tính chất điển hình cho Châu Âu lục địa. Những vấn đề đầu tiên được quan tâm thích đáng là các quy phạm về quốc tịch (các quy chế về quốc tịch Pháp – Nationalité), sau đó là địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Pháp – Condition des étrangérs. Các vấn đề này được nhìn nhận như là các quy phạm luật thực chất của Pháp như: xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài; các quyền tài sản và các quyền khác của họ. Sau khi các vấn đề trên được nghiên cứu tổng thể mới tiếp tục xem xét vấn đề xung đột pháp luật (conílict des lois) và thẩm quyền xét xử của tòa án (confict de jurisdiction). Ở Đức, Tư pháp quốc tế được nghiên cứu như là một ngành luật xung đột, trong đó đề cập cả các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế.
Liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế cần phải được nhìn nhận về tên gọi của ngành luật cũng như ngành khoa học pháp luật này. Thuật ngữ Tư pháp quốc tế (Private intemational law) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1834 trong tác phẩm của luật gia nổi tiếng người Mỹ Dj. Story. Trước đó người ta dùng thuật ngữ Luật xung đột (Conflict of Law) để thay cho Tư pháp quốc tế. Ở các quốc gia châu Âu thuật ngữ trên được sử dụng vào những năm 40 của thế kỷ 19 (Droit intemational privé – tiếng Pháp, Intemationales Privatrecht – tiếng Đức).
Ngàv nay thuật ngữ này được thừa nhân trong rất nhiều ngôn ngữ, và Tư pháp quốc tế vừa đươc hiểu với tư cách là một ngành luật độc lập, vừa lai là một ngành khoa học pháp_lý.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không chia ra làm “luật công” và “luật tứ”, cho nên thuật ngữ Tư pháp quốc tế được sử dụng theo quy ước mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét