Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Vai trò điều chỉnh của điều ước quốc tế

    Vai trò điều chỉnh của điều ước quốc tế các quan hệ tư pháp quốc tế ngày càng phát triển và có giá trị thực tiễn rất lớn. Việc thống nhất hóa các quy phạm thực chất cũng như các quy phạm xung đột ngày càng được các quốc gia trên toàn thế giới cũng như ở các khu vực giành cho nó một sự quan tâm thích đáng. Nó chứng tỏ việc toàn cầu hóa kinh tế – xã hội giữa các quốc gia là một xu hướng phát triển tất yếu khách quan như một nhu cầu cần thiết và là yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội loài người.
Luật pháp của mỗi quốc gia – nguồn của Tư pháp quốc tế
    Đây là loại nguồn khá phổ biến của Tư pháp quốc tế so với các loại nguồn khác. Luật pháp của mỗi quốc gia (hay còn gọi là Luật quốc nội) – Nguồn của Tư pháp quốc tế được hiểu là một hệ thống văn bản pháp quy (kể cả luật không thành văn) của một quốc gia bao gồm Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp.
    Ở các nước như: Hungari, Ba Lan, Áo, Thụy Sỹ, Séc, Slovakia, Nam Tư v.v. ban hành trong hệ thống luật pháp của minh Bộ luật tư pháp quốc tế. Khác với các nước này ở Việt Nam ta các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế không nằm ờ một văn bản mà nằm rải rác ở các văn bản pháp quy khác nhau ở nhiều ngành pháp luật khác nhau của Việt Nam.

điều ước quốc tế

    Hiến pháp năm 1992 là nguồn quan trọng nhất của Tư pháp quốc tế Việt Nam. Khác với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi nhận rất nhiều nguyên tắc và quy phạm đặt nền tảng cho lĩnh vực Tư pháp quốc tế. Đây là những nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cơ bản của Nhà nước ta trong việc tăng cường củng cố hòa bình và phát triển sâu, rộng sự hợp tác quốc tế về mọi mặt, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là đa phương hóa và đa diện hóa hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm củng cố vị trí của nước ta trên thế giới và khu vực. Trong Hiến pháp đã dành một số điều để quy định các nguyên tắc hoạt động đối ngoại. Đó là: Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình, thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước (Điều 24). Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và thông lệ quốc tế (Điều 25); Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 75); người nước ngoài ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và luật pháp Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam (Điều 81).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét