Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Các hiệp định thương mại và hàng hải

     Việt Nam đã ký kết không ít các Hiệp định thương mại và hàng hải với các nước khác, nhằm củng cố và tăng cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại mọi mặt với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.      Ngoài ra, mục tiêu hàng đầu của các hiệp định này là các bên cam kết giành cho nhau được hưởng chế độ tối huệ quốc và những điều khoản ưu tiên nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho công dân cũng như pháp nhân hoạt động trên lãnh thổ của nhau. Các hiệp định này là nguồn quan trọng của Tư pháp quốc tế, bởi lẽ nó giống như tuyên ngôn chung của các nước với nước ta về công nhận pháp lý các pháp nhân của nhau, về lưu thông hàng hóa và vận chuyển hàng hải, công nhận về hiệu lực của bản án và các quyết định trọng tài cũng như việc thi hành chúng. Chúng ta đã ký các hiệp định thương mại với các nước như: Liên Xô cũ (nước Nga kế thừa hiệp định này); Trung Quốc, Inđônêxia, Balan, Ai cập, I rắc, Ân Độ, Pháp, I – Ê – men, Cu Ba và Hoa Kỳ v.v…
     Về lao động, nước ta cũng đã ký kết một số các hiệp định thay đổi trong lĩnh vực này tạo nền tảng cho sự họp tác lao động giữa nước ta với nước ngoài. Trong các hiệp định này có các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam lao động và làm việc ở nước ngoài, các nguyên tắc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng lao động, bảo hiểm v.v…
Các hiệp định về hợp tác khoa học, kỹ thuật, đào tạo chuyên gia và các vấn đề liên quan giữa Việt Nam với nước ngoài mà trong đó có các quy định riêng liên quan đến điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.

Các hiệp định thương mại

     Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nước ta cũng đã ký kết các Hiệp định về bảo hộ và khuyến khích đầu tư cũng như các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước ngoài có hợp tác về đầu tư với Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại “mở cửa” của Đảng và Chính phủ ta.
     Đối với các Điều ước quốc vế đa phương, nước ta đang dần dần từng phần, từng bước hội nhập vào đời sống quốc tế, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế sâu rộng hơn, nên trong một số lĩnh vực chúng ta đã gia nhập vào các công ước quốc tế điều chỉnh lĩnh vực quan hệ tư pháp quốc tế. Năm 1981, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Công ước Pari năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Hiệp định Mađrít năm 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. Năm 1995 gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài. Năm 1980 Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự V.V..



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét