Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Vai trò của điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế
     Trong các quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á thì điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của Tư pháp quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực. Đây là các điều ước quốc tế về thương mại và hàng hải quốc tế; các Hiệp định về trao đổi hàng hóa và thanh toán, Hiệp định về tương trợ tư pháp về dân sự; gia đình và hình sự v.v. Thực tiễn điều ước quốc tế của Việt Nam cho thấy rằng trong một số lĩnh vực quan hệ nhất định các quy phạm điều ước quốc tế đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.
     Trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, để điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế, hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được ký kết.
     Về điều ước song phương Việt Nam đã ký kết với rất nhiều nước điều chỉnh các mối quan hệ đa dạng của nước ta với nước ngoài.

Vai trò của điều ước quốc tế

Trước tiên phải kể đến Hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp, mà cho tới nay ta đã ký Hiệp định với hàng loạt nước như: với Nga vào năm 1998, Séc và Slovakia (1982), Cuba (1984), Hungari (1985), Bungari (1986), Balan (1993); với Lào năm 1998; với Trung Quốc năm 1998 V.V.. và đang tích cực tiếp tục triển khai ký tiếp với nhiều nước khác. Tiêu chí của các Hiệp định này là công nhận và bảo đảm việc thực hiện tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản của công dân (cũng như của pháp nhân) của quốc gia ký kết này trên lãnh thổ quốc gia nước ký kết kia trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia với nhau. Các hiệp định đều chú trọng đến việc hợp tác giữa các cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật, quy định thẩm quyền tòa án của các bên áp dụng luật pháp, các vấn đề liên quan đến tố tụng của người nước ngoài, các vấn đề ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành án dân sự, dẫn độ tội phạm và các vấn đề tương trợ tư pháp khác. Như vậy, Hiệp định tương trợ tư pháp đã giải quyết tổng thể hàng loạt vấn đề về hợp tác tư pháp nhằm đảm bảo quyền và lọi ích của công dân trên lãnh thổ của nhau, nó tạo tiền đề cho sự hợp tác sâu, rộng tiến tới ký kết các hiệp định đa phương về vấn đề này.
     Việt Nam đã ký kết hàng loạt các Hiệp định lãnh sự với nước ngoài, trong đó có các điều khoản bảo vệ quyền lợi của công dân và pháp nhân giữa các bên tham gia. Hiện nay Nhà nước ta đã kỷ kết các hiệp định lãnh sự với Liên Xô cũ (Nga kế thừa hiệp định này) vào năm 1978, với Balan năm 1979, với Bungari năm 1979, với Hungari năm 1979, với Mông cổ năm 1979, với Séc và Slovakia năm 1980, với Cuba năm 1981, với Lào năm 1985, với Pháp năm 1981, với Nicaragoa năm 1985



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật công pháp quốc tế, xung dot phap luat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét