Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Giới thiệu về luật tiền tệ (Lex monetae) và Luật tòa án (Lexlori)

Luật tiền tệ (Lex monetae)

     Hệ thuộc luật tiền tệ được hình thành và phát triển thực tế trong hệ thống luật pháp của Đức và Áo. Theo các hê thống luật pháp nàỵ thì hệ thuộc luật tiền tệ được hiểu là khi ký kết hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng một đơn vi tiền tệ (ngoại tệ) nhất định, do đó các Vấn đề quan hệ liên quan đến tiền tệ đó được giải quyết theo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó..

     Hệ thuộc này chỉ có lợi cho các nước phát triển có đồng tiền mạnh và tự do chuyển đổi và tất nhiên nó cũng bảo vệ lợi ích cho các trùm tư bản, các tập đoàn lớn trên thế giới.

     Ngày nay hệ thuộc này càng ít được quan tâm và áp dụng, bởi lẽ khi ở châu Âu đã phát hành và đưa vào lưu thông đồng tiền chung của châu Âu (đồng Euro).

Giới thiệu về luật tiền tệ

Luật tòa án (Lexlorì)

     Luật tòa án được hiểu là pháp luật của nước có tòa án thẩm quyền. Tòa án thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng luật nước mình (kể cả luật nội dung và hình thức). Hiện nay trong khoa học pháp lý nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì luật tòa án (Lex fori) thường được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng là cả luật hình thức và luật nội dung còn theo nghĩa hệp thì chỉ gồm luật hình thức (luật tố tụng) mà thôi.

     Hệ thuộc luật tòa án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự quốc tế. Ở đây có thể khẳng định rằng, quá trình hình thành hệ thuộc này giống như hình thành một tập quán, đó là ở tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng hệ thuộc này trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế. Khi tòa án có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ áp dụng luật tố tụng dân sự của nước mình.

      Nói như trên, không có nghĩa là nguyên tắc luật tòa án không có ngoại lệ. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (kể cả song phương và đa phương) các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng của nước mình (ví dụ như vấn đề uỷ thác tư pháp) trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét