Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Hai phương pháp tư pháp quốc tế điều chỉnh

     Tư pháp quốc tế có mục đích và các khái niệm riêng của mình, tất yếu cũng có phương pháp điều chỉnh rất riêng của mình. Hiện nay ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chỉnh, đó là:

– Phương pháp xung đột;
– Phương pháp thực chất.
    Hai phương pháp này luôn phối hợp và tác động bổ sung cho nhau để giải quyết các quan hệ Tư pháp quốc tế.
    Phương pháp xung đột được xây dựng trên nền tảng của một hệ thống tổng thể của các quy phạm xung đột, đó là hệ thống tổng thể các quy phạm xung đột của nước mà tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết (theo nguyên tắc Lex fori).
    Hiện nay, sự phát triển của khoa học Tư pháp quốc tế cho thấy rằng không tồn tại Tư pháp quốc tế chung cho tất cả các quốc gia, có nghĩa là các quy phạm của nó có giá trị chung cho các nước. Mỗi quốc gia có Tư pháp quốc tế riêng của mình, và tất nhiên có một hệ thống các quy phạm xung đột riêng và rất đặc thù của mình được xây dựng trên nền tảng xã hội của mình.

tư pháp quốc tế điều chỉnh

    Chính vì vậy, một vụ việc hay một quan hệ pháp luật được giải quyết rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào tòa án nước nào giải quyết vụ vieejv đó hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết quan hệ pháp luật đó.
    Chúng ta có thể dẫn một ví dụ lấy từ thực tiễn để thấy vấn đề trên rõ hơn: Một cô gái Pháp kết hôn với một nam thanh niên Việt Nam tại Việt Nam mà không có sự đồng ý chấp thuận của bố mẹ cô ta ở Pháp. Tương tự như vậy, cô gái Pháp kết hôn với một nam thanh niên Nga tại Nga cũng không có sự chấp thuận của bố mẹ cô ta ở Pháp.
    Để giải quyết vấn đề này cần xem xét luật pháp Việt Nam và luật liên bang Nga về kết hôn của công dân của họ với người nước ngoài.
    Luật pháp của mỗi nước đều có các quy phạm-xung đột riêng của mình. Ở Việt Nam, để giải quyết điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài thì mỗi bên tuân theo luật nước mình về điều kiện kết hôn (Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Như vậy, công dân Việt Nam xét theo luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, còn công dân Pháp xét theo luật Pháp về điều kiện kết hôn mà theo luật dân sự của Pháp về điều kiện kết hôn thì quy định một điều kiện là cần có sự đồng ý của cha mẹ. Do thiếu điều kiện này nên việc đăng ký kết hôn giữa công dân nam Việt Nam với cô gái Pháp không thể tiến hành được.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét