Khái niệm “trật tự công cộng” (Public Policy) ở các nước phương Tây trong thực tiễn xét xử cũng như trong các học thuyết, quan điểm là không đồng nhất và ổn định giữa các nước với nhau; thậm chí không ít các nhà luật học phương Tây còn khẳng định tính chất không ổn định (luôn thay đổi) là đặc thù cơ bản của khái niệm này.
Điều này cho thấy ở các nước này khái niệm “trật tự công cộng ” được sử dụng khá tùy tiện và hậu quả của nó trên thực tế giống như “những điều khoản cao su”.
Với lý do, nếu việc áp dụng luật nước ngoài mà gây ra hâu qủa xấu làm ảnh hưởng đến “đao đức” “thuần phong mỹ tục” sẽ không được áp dụng đã dược hình thành từ thế kỷ XIV nhưng được hình thành như một trường phái khoa học pháp lý thì lần đầu tiên nó được xuất hiện ở Pháp với khái niệm “Trật tự công cộng” (ordre Public inteme). Điều 6 Bộ luật dân sự của Pháp có quy định rằng: “Những thóa thuận tư không thể làm thay đổi hiệu lực của những đạo luật công mà trong đó quy định trật tự công cộng và đạo lý”.Sau này thực tiễn thi hành pháp luật ở Pháp đã chứng tỏ rằng “các luật thuộc lĩnh vực trật tự công cộng”loại trừ việc áp dụng luật nước ngoài, cho dù quy phạm xung đột dẫn chiếu tới nó. Như vậy, trật tự công cộng hiển nhiên đã hạn chế hiệu lực của quy phạm xung đột và ở Pháp người ta gọi nó là “trật tự công cộng quốc tế”(ordre Public intemational).
Ở Đức, trong lý luận cũng như thực tiễn tư pháp đều nhìn nhận “trật tự công cộng”là những điều khoản cao su để tạo khả năng và cơ hội cho tòa án và các cơ quan tư pháp có thẩm quyền khác có quyền lúc thì nói rộng, lúc thì thu hệp hiệu lực quy phạm xung đột của mình lại với mục đích bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị trong các tình huống quan hệ quốc tế cụ thể.
Ở Anh – Mỹ, quan điểm thống trị trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý về trật tự công cộng là tòa án không buộc phải thực thi (áp dụng) và công nhận luật hoặc hạn chế luật nước ngoài mà luật nước ngoài đó được quy phạm xung đột luật của Anh hoặc Mỹ dẫn chiến tới, nếu như việc buộc phải thực thi hoặc công nhận đó không phù hợp với “trật tự công cộng” ở các nước này. Trên thực tế, việc phải viện dẫn “trật tự công cộng” trong tòa án của Anh để gạt bỏ không áp dụng luật nước ngoài là rất hiếm, có thể nói là ít hơn nhiều so với trong tòa án của các nước Châu Âu lục địa. Điều này có thể giải thích một cách đơn giản là luật xung đột của Anh rất ít khi viện dẫn tới việc cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên Hệ thuộc luật tòa án (Lex fori) được sử dụng trong rất nhiều phạm vi quan hệ, đối với nhiều lĩnh vực.
Ở Viêt Nam, quy định về “Bảo lưu trât tư côm công” đươc ghi nhận rất rõ ràng trong Điều 75.9-Bô luật dân sự năm 2005 khoản 4 “… nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng dó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Ở đây, rõ ràng “trật tự công cộng” phải hiểu là hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và chúng được quy định trong Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 và các văn bản pháp luật khác.
Ngoài ra, vấn đề “Bảo lưu trật tự công cộng” còn được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Ví dụ, Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định: “Trong trường hợp luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với nguyên tắc quy định trong Luật này”.
Ngoài ra, vấn đề “Bảo lưu trật tự công cộng” còn được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Ví dụ: Điều 5 Công ước New York 1958 về công nhận và thực hiện các quyết định của trọng tài nước ngoài; Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga năm 1998; Điều 12 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba Lan năm 1993 và V.V..
Các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta phải rất cẩn trọng trọng viêc vận dung nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng, song thực tiễn tư pháp cho thấy là rất hiếm các trường hợp phải vận dụng và trong trường hợp phải bắt buộc vận dụng bao giờ cũng dựa trên những cơ sở pháp lý đứng đắn và khách quan, bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét