Quy chế nhân thân (Status) của pháp nhân thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa pháp nhân đó với một nhà nước nhất định.
Các dấu hiệu ràng buộc cơ bản hiện nay là:
- Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân;
- Nơi đăng ký điều lệ (nơi thành lập) pháp nhân;
- Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh, hoạt động chính.
Phần lớn các nước ở châu Âu lục địa xác định quốc tịch của pháp nhân theo dấu hiệu nơi trung tâm quản lý của pháp nhân (Siege Social) như Pháp, Italia, Thụy Sĩ… Các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và một số nước ở Mỹlatinh V.V.. xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ; còn các nước ở khu vực Ả Rập như Ai Cập, Xyri… lại xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi kinh doanh, sản xuất chính của pháp nhân.
Ở Việt Nam, pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng ký điều lệ ởViệt Nam thì đương nhiên là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam, không phụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào.
Luật nơi có vật (Lex rei sitae)
Được hiểu là vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đó được áp dụng đối với tài sản đó.
Hệ thuộc luật nơi có vật thường được áp dụng để giải quyết các quan hệ về sở hữu có yếu tố nước ngoài (như tài sản đó có là đối tượng của quyền sở hữu không, xác định các quyền tài sản, xác định sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền sở hữu…).
Ví dụ: Khoản 1 Điều 766 BLDS Việt Nam năm 2005 quy định: “Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó…
Luật do các bên kỷ kết hợp đồng lựa chọn (Lex vohmtatis)
Theo nguyên tắc này, các bên tham gia hợp đồng được tự do thóa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật mà họ cho là hợp lý để giải quyết quan hệ hợpđồng. Hệ thuộc trên đây hoàn toàndựa trên nguyên tắc cơ bản của hợp đồng là ý chí tự nguyện bình đẳng giữa các bên ký kết.
Hê thuốc luậtdo các bện ký kết lựachọn dược sử dụng phổ biến trong các quan hệ thương mại và hàng hải quốc tế.
Trong quan hệ hợp đồng quốc tế, luật được lựa chọn thường được các bên ghi nhận ở một điều khoản đặc biệt. Luật được lựachọn phải là luật không trái cơ bản với luật quốc gia của các bên và các điều ước quốc tế mà quốc gia của họ là thành viên; cung như làkhông có ý định lẩn tránh pháp luật.
Ở nước ta, hệ thuộc luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis) cũng được sử dụng để giải quyết xung đột trong các vấn đề thương mại và hàng hải quốc tế.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 4 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định: “Các bên tham gia hợp đồng hàng hải mà trong đó có ítnhất một bên nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng”.
Đọc thêm tại:
- http://tuphapquocte24h.blogspot.com/2015/04/cach-giai-quyet-xung-dot-phap-luat-trong-tu-phap-quoc-te.html
- http://tuphapquocte24h.blogspot.com/
- http://tuphapquocte24h.blogspot.com/2015/07/luat-nhan-than.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét