Chúng ta đã đề cập đến vấn đề khi có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì thường là đổng thời cũng nảy sinh xung đốt pháp luật. Xung đột pháp luật thể hiện trong việc quy định ở nội dung luật dân sự của nước có tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết) với luật dân sự của nước liên quan đến các “yếu tố nước ngoài” thể hiện cu thể thực tế trong các quan hệ pháp luật đó. Tòa án phải đứng trước việc là “chọn luật” được quy định bằng các quy phạm xung đột.,
Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, nó chỉ ấn định luật nước nào sẽ là luật được áp dụng để giải quyết.
Như vậy, quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hê pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.
Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, nó chỉ ấn định luật nước nào sẽ là luật được áp dụng để giải quyết.
Như vậy, quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hê pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.
Cụ thể hơn, có thể nói là quy phạm xung đột luôn mang tính chất “dần chiếu”. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một cách dứt điểm, thì ở đây ta lại thấy tính chất “song hành” giữa quy phạm xung đột với quy phạm thực chất trong điều chỉnh pháp luật. Cùng với các quy phạm thực chất mà quy phạm xung đột dẫn chiếu tới, quy phạm xung đột đã thể hiện khả năng quy định nào đó đối với những quy tắc xử sự nhất định cho các bên khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế cụ thể.
Như vậy, có thể nói nội dung của Tư pháp quốc tế là bao gồm các quy phạm xung đột và cả các quy phạm thực chất. Sự thống nhất trong cơ cấu hệ thống các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế là nền tảng cần thiết của hai phương pháp điều chỉnh để giải quyết một loại quan hệ pháp luật, đó là quan hệ dân sự quốc tế (quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài).
Chúng ta có thể dẫn một quy phạm xung đột trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 để minh chứng cho các khẳng định trên. Ví dụ: Khoản 1 Điều 766 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đố ơ đây đã cho thấy rõ là tài sản (tài sản là động sản hay bất động sản) đang ở đâu thì luật pháp ở nước đó sẽ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về sở hữu. Nếu tài sản đang ở Việt Nam thì luật pháp Việt Nam sẽ được áp dụng giải quyết các quan hệ sở hữu liên quan đến tài sản đó.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật pháp quốc tế, cách
giải quyết xung đột
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét