Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Vấn đề lẩn tránh pháp luật

     Như chúng ta đã thấy, Pháp luật ở các nước khác nhau thì khác nhau; do đó có khả năng là đối với một quan hệ pháp luật nếu giải quyết ở nước này thì bất lợi cho đương sự, còn nếu được giải quyết ở nước khác thì có lợi hơn cho đương sự. Đây là một thực tiễn khách quan và là “cơ hội tốt” cho việc lẩn tránh pháp luật phát sinh, nảy nở.

     Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dùng những biên pháp cùng thủ đoan để thoát khỏi hê thống pháp luật đáng nhẽ phải đươc áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lớn hơn cho mình. Các biện pháp và thủ đoạn thể hiện như: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản hoặc ngược lại từ nước này sang nước khác V.V..

     Hầu hết thực tiễn tư pháp của các nước trên thế giới đều coi, đây là một hiên tượng không bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm. Việc quy định hạn chế hoặc ngăn cấm ở mỗi nước là khác nhau bằng các biện pháp cũng khác nhau. Nhưng để phân biệt được giữa lẩn tránh pháp luật và đâu là không phải là lẩn tránh pháp luật là rất khó. Chúng ta xem xét một vài ví dụ để thấy rõ hơn:

     Hàng loạt các doanh nghiệp thương mại buồn bán ở New York lại đăng ký pháp nhân ở các bang khác vì điều kiện đăng ký ở đó rất dễ dàng và thuận lợi, lệ phí lại không đáng kể.

lẩn tránh pháp luật

     Để đỡ tốn kém và thoát khỏi nộp lệ phí nặng nể ở Anh khi thành lập pháp nhân, các công ty đã đặt trụ sở điều hành của công ty ở Thụy Sỹ, Lũcxămbua và các nước khác, nơi mức lệ phí thành lập công ty ít hơn nhiều so với ở Anh; sau đó các công ty này quay trở lại Anh kinh doanh với danh nghĩa là công ty nước ngoài.

     Một cặp vợ chồng xin ly hôn ở nước này không được vì các điều kiện cấm ly hôn, họ chạy sang một nước khác, nơi mà ở đó điều kiện ly hôn dễ dàng hơn để được phép ly hôn.

     Thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy tòa án không chấp nhận việc lẩn tránh pháp luật của Pháp và ở đó đã trở thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà lẩn tránh pháp luật đểu bị coi là bất hợp pháp (Fraus omnia corrumpit).

     Ở Anh – Mỹ nếu các hợp đồng giữa các bên ký kết mà lẩn tránh phầp luật của các nước này thì sẽ bị tòa án hủy bỏ (như vậy ở Anh – Mỹ áp dụng nguyên tắc locus regit actum)

     Ở các nước phương Tây đều hạn chế hoặc cấm các hành vi lẩn tránh pháp luật, song việc giải quyết hậu quả của việc lẩn tránh pháp luật lại khác nhau. Do đó cùng không hiếm các trượng hợp ‘Lọt lưới” hoặc lại được công nhận. Ví dụ: các trường hợp các công ty đăng ký điều lộ hoặc đặt trụ sở điều hành ở một nước mà lệ phí thấp sau đó sang hoạt động ở nước khác thì hầu như đều được coi là hợp pháp.

     Ở Việt Nam, mọi hành vi lẩn tránh pháp luật là vi phạm và không được chấp nhận. Thực tiễn ở nước ta về lẩn tránh pháp luật hầu như chưa có, nhưng trong một số văn bản pháp quy lại có quy định rất rõ. Ví dụ: Khoản 1 Điều 20 Nghị định của Chính phủ số 68/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về quan hệ hôn nhân – gia đình có yếu tố nước ngoài.

     Ở các nước khác như Nga, Điều 48 Bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Nga ghi: “Các hợp đồng ký kết nhằm lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu”.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét