Ở các nước tư bản phát triển thì các văn bản pháp quy là nguồn của Tư pháp quốc tế có ý nghĩa và giá trị không bằng so với án lệ (hoặc thực tiễn tư pháp). Những quy phạm Tư pháp quốc tế được ghi nhận trong các văn bản pháp quy khác nhau, song các quy phạm đó không nhiều lắm. Ví dụ: như ở Pháp trong Bộ luật dân sự năm 1804 (hay còn gọi là Bộ luật Napôlêông) có một số điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài và ở một số văn bản pháp quy khác.
Còn ở Cộng hòa liên bang Đức thì cho tới năm 1986 thi hành bộ luật dẫn về dân sự quy định một hệ thống các quy phạm xung đột (từ Điều 7 đến Điều 31), nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề chưa được quy định mà trước hết và trên hết là lĩnh vực trái vụ. Từ 1/9/1986 Bộ luật về tư pháp quốc tế bắt đầu có hiệu lực (Bộ luật này được thông qua ngày 25/7/1986) nó thay thế cho các điều tương ứng trước đây trong Bộ luật dẫn về dân sự và rất nhiều điều khoản được bổ xung cho thiếu sót trước đây như: Các nghĩa vụ về hợp đồng, hình thức của hợp đồng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài các quyền của trẻ em trong quan hệ gia đình, giám hộ và trợ tá, quyền thừa kế, các quan hệ lao động và các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế.
Riêng ở Anh – Mỹ thì vấn đề pháp điển hóa của các viện, trường đại học và các khoa học gia pháp lỷ về án lệ và thực tiễn tư pháp lại có ý nghĩa thiết thực, ví dụ như ở Anh có Dicey xuất bản cuốn Luật xung đột (Coílict of Laws, 8th ed, London 1967) và ở Mỹ có J.A.Beale xuất bản Atreatise on the Conílict of Laws v.v. I – III New -York 1935 (Luật dẫn về xung đột luật).
Trong mấy thập niên gần đây, ở Anh nơi mà trước đây án lệ và thực tiễn tư pháp đóng vai trò ngự trị trong nguồn của Tư pháp quốc tế, thì nay đã bước đầu ban hành các văn bản pháp quy của Nhà nước về các vấn đề này. Điều này chứng tỏ sự xâm nhập luật châu Âu lục địa vào nước Anh, nhất là trong các quan hệ kinh tế đối ngoại khi vương quốc Anh là thành viên chính thức của cộng đồng châu Âu, ngày càng rõ nét.
Còn ở Cộng hòa liên bang Đức thì cho tới năm 1986 thi hành bộ luật dẫn về dân sự quy định một hệ thống các quy phạm xung đột (từ Điều 7 đến Điều 31), nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề chưa được quy định mà trước hết và trên hết là lĩnh vực trái vụ. Từ 1/9/1986 Bộ luật về tư pháp quốc tế bắt đầu có hiệu lực (Bộ luật này được thông qua ngày 25/7/1986) nó thay thế cho các điều tương ứng trước đây trong Bộ luật dẫn về dân sự và rất nhiều điều khoản được bổ xung cho thiếu sót trước đây như: Các nghĩa vụ về hợp đồng, hình thức của hợp đồng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài các quyền của trẻ em trong quan hệ gia đình, giám hộ và trợ tá, quyền thừa kế, các quan hệ lao động và các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế.
Riêng ở Anh – Mỹ thì vấn đề pháp điển hóa của các viện, trường đại học và các khoa học gia pháp lỷ về án lệ và thực tiễn tư pháp lại có ý nghĩa thiết thực, ví dụ như ở Anh có Dicey xuất bản cuốn Luật xung đột (Coílict of Laws, 8th ed, London 1967) và ở Mỹ có J.A.Beale xuất bản Atreatise on the Conílict of Laws v.v. I – III New -York 1935 (Luật dẫn về xung đột luật).
Trong mấy thập niên gần đây, ở Anh nơi mà trước đây án lệ và thực tiễn tư pháp đóng vai trò ngự trị trong nguồn của Tư pháp quốc tế, thì nay đã bước đầu ban hành các văn bản pháp quy của Nhà nước về các vấn đề này. Điều này chứng tỏ sự xâm nhập luật châu Âu lục địa vào nước Anh, nhất là trong các quan hệ kinh tế đối ngoại khi vương quốc Anh là thành viên chính thức của cộng đồng châu Âu, ngày càng rõ nét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét