Ở Đức, theo Điều 293 Luật tố dụng dân sự năm 1877 thì tòa án có nghĩa vụ (ex Zofficio) xác định nội dung của các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; nhưng tòa án cũng có quyền yêu cầu các bên đương sự chứng minh nội dung luật nước ngoài trước tòa nếu thấy cần thiết. Ngoài ra tòa án có thể yêu cầu các viện nghiên cứu pháp luật giải thích giúp.
Nếu trong trường hợp các bên đương sự cũng như sự trợ giúp của các viện nghiên cứu không đưa ra được các bằng chứng phù hợp thì tòa án Đức có thể bác đơn yêu cầu và từ chối xem xét vụ kiện. Việc áp dụng và vận dụng luật nước ngoài không đúng hoặc thiếu xác thực không thể là cơ sở để thay đổi quyết định của tòa án bằng trình tự phúc thẩm bởi một bản án phúc thẩm cùng loại dựa trên cơ sở pháp luật Đức.
Trên đây đã điểm qua việc áp dụng luật nước ngoài của một số nước phát triển ở phương Tây đều cho ta thấy rằng dù ở các nước với mức độ khác nhau đều buộc các đương sự phải minh chứng nội dung luật nước ngoài trước tòa để bảo vệ lợi ích của mình. Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự và nếu việc đưa ra các bằng chứng về nội dung luật nước ngoài không thành, tòa án sẽ gạt bỏ luật nước ngoài đó ra và tạo cơ hội cho việc áp dụng luật nước mình.
Ở Việt Nam, để đảm bảo lợi ích của các bên đương sự một cách chính đáng và giữ gìn trật tự pháp luật của Nhà nước, các cơ quan tư pháp và tòa án có trách nhiệm tìm hiểu nội dung đích thực của luật pháp nước ngoài cần áp dụng (nghiên cứu luật nước ngoài, thực tiễn tòa án xét xử của họ, tập quán luật, thông lệ, án lệ và các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước của các viện nghiên cứu v.v..). Trong quá trình tố tụng các bên đương sự cũng có quyền đưa ra các bằng chứng về luật nước ngoài trước tòa để bảo vệ quyền lợi của mình song việc xác định nội dung luật nước ngoài vẫn là nhiệm vụ chính của cơ quan xét xử (tòa án hoặc trọng tài) và các cơ quan này phải có cơ sở xác đáng để quyết định nội dung pháp luật phù hợp để áp dụng (Iura novit curia).
Trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp cần thiết mà vần không thể xác định được nội dung luật nước ngoài để áp dụng thì tòa án phải áp dụng nguyên tắc xét xử Lex fori (luật tòa án) để giải quyết vụ kiện. Đây là cách duy nhất và cuối cùng để đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời các tranh chấp dân sự quốc tế.
Đọc thêm tại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét