Thứ nhất, Tư pháp quốc tế nghiên cứu các quan hệ pháp luật dân sự;
Thứ hai, điểm quan trọng hơn để phân biệt rõ Tư pháp quốc tế với Luật dân sự và Công pháp quốc tế là Tư pháp quốc tế nghiên cứu chỉ nhóm quan hệ pháp luật dân sự mang “tính chất quốc tế” Về “yếu tố nước ngoài” trong khoa học Tư pháp quốc tế cũng đã có sự thừa nhận chung là có ba loại yếu tố nước ngoài (như Điều 758 Bộ luật dân sự 2005) mà một quan hệ pháp luật dân sự có sự hiện diện của một trong ba loại yếu tố nước ngoài đó thì là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Đó là: Thứ nhất, có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Người nước ngoài là những người mang quốc tịch nước ngoài (không đồng thời mang quốc tịch Việt Nam) và người không quốc tịch. Thứ hai, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài. Ví dụ: Tài sản là đối tượng của quan hệ nằm ở nước ngoài (di sản thừa kế ở nước ngoài chẳng hạn).
Thứ ba, sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài (ví dụ: hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở Pháp). Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nói gọn hơn đó là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Nội dung và bản chất pháp lý của Tư pháp quốc tế Các quy phạm của Tư pháp quốc tế diều chính các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài (hay còn gọi là yếu tố quốc tế). Các quan hệ này là các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản, trong đó các quan hộ tài sản là chủ yếu. Đặc điểm của các quan hệ này là luôn vượt ra khỏi “biên giới” của quốc gia hay còn nói cách khác là nó luôn luôn liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia khác. Như vậy, nó phải liên quan hoặc phụ thuộc vào các quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia này. Đặc thù của Tư pháp quốc tế là điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cho nên trong Tư pháp quốc tế cũng có quy phạm đặc thù để điều chỉnh các quan hệ này, đó là các quy phạm xung đột (các quy phạm xung đột sẽ được xem xét kỹ ở Chương II). Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết các quan hệ cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc “chọn luật” của nước này hay nước kia được áp dụng để giải quyết mà thôi.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tu phap quoc te, giải
quyết xung đột
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét