Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Thể thức và xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng

     Trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng luật nước ngoài ở các nước phát triển phương Tây là da dạng và phức tạp về thủ tuc, cách xác định nội dung và cách nhìn nhận là khác nhau.

     Chúng ta xem xét cơ bản ở một số nướcở Anh, Mỹ (theo hệ thống common law), các tòa án đã hình thành một nguyên tắc là luật nước ngoài được xem xét như là chứng cứ (rights), chứ không phải là luật(law) trong quá trình tố tụng. Theo đó, như ở Anh chẳng hạn, các tòa án theo thông lệ không cần nghiên cứu và biết rõ về luật nước ngoài, mà các bên đương sự buộc phải minh chứng luật nước ngoài trước tòa án. Các quan tòa xem xét và đánh giá các chứng cứ đó trên nền tảng, cơ sở pháp luật của Anh và dựa vào đó để xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng. Trong khi tiến hành quá trình tố tụng, tòa án có thể mời các chuyên gia về luật của nước ngoài cần áp dụng trình bày ý kiến của mình như là người làm chứng, các ý kiến đó tòa có thể tham khảo. Một khi các bên đương sự cùng ý kiến của các chuyên gia không chứng minh nổi, các quan tòa có quyền “suy /Mựu” rằng luật nước ngoài của các bên đương sự có liên quan cũng giống luật Anh và tòa án sẽ áp dụng luậtcủa Anh để giải quyết.

     Thậm chí, trong một số trường hợp ở Anh các bên đương sự có thể thóa thuận về giải thích nội dung các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; kết quả của nội dung giải thích này sẽ được tòa án áp dụng để giải quyết, mặc dù tòa án có thể biết rõ nội dung giải thích thóa thuận trên là không logic và không phù hợp với nội dung của các quy phạm.

 nội dung luật nước ngoài cần áp dụng

      Ở Mỹ việc áp dụng luật nước ngoài về thể thức và xác định nội dung cũng tương tự như ở Anh.

     Thực tiễn tòa án ở Pháp có khác với hệ thống Anh – Mỹ về các vấn đề trên. Khi cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài, các bên đương sự phải chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng đó; ngoài ra họ phải tự đưa ra các bằng chứng để xác định nội dung luật của nước cần áp dụng. Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự trước tòa và tất nhiên đương sự phải thuê luật sư với giá rất cao và với người lao động thì không phải lúc nào cũng có thể thuê được và đành chịu bó tay trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Những bằng chứng mà đương sự trình bày trước tòa, các quan tòa sẽ kiểm tra đánh giá và xác định nội dung để xét xử. Nếu các quy phạm luật nước ngoài là rất quen thuộc vớiTòa án thì tòa án sẽ áp dụng mà không phụ thuộc vào việc các bên đương sự có đưa ra được các bằng chứng phù hợp hay không. Tòa án Pháp luôn phải giải thích và minh chứng nội dung luật nước ngoài đúng với nội dung đích thực của nó để áp dụng. Việc những thiếu sót, khiếm khuyết của luật nước ngoài (đối với luật pháp của các nước chậm phát triển) không thể là căn cứ để kháng án lên tòa phá án (giống tòa phúc thẩm ở nước ta).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét