Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

     Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan trong mọi thời đại. Việc củng cố và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thể hiện trong quan hệ dưới nhiều hình thức và phương diện: giữa các quốc gia và đồng thời cũng như giữa công dân và pháp nhân của họ. Quan hệ quốc tế là tổng thể các quan hộ giữa các công dân và pháp nhân của các nước và giữa các nước với nhau.
     Mọi lĩnh vực quan hệ pháp lý giữa các quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế. Còn các quan hệ pháp lý giữa công dân và pháp nhân phát sinh trong đời sống quốc tế thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Các quan hệ giữa công dân và pháp nhân của các quốc gia trên thế giới rất phong phú, đa dạng và cũng rất phức tạp. Chúng bao gồm những vấn đề như sau:
– Năng lực pháp luật dân sự của thể nhân nước ngoài và pháp nhân nước ngoài;
– Các quan hệ pháp luật về sở hữu của người nước ngoài pháp nhân nước ngoài và thậm chí của các quốc gia nước ngoài;
– Các quan hệ hợp đồng kinh tế ngoại thương;
– Các quan hệ pháp luật về tiền tệ và tín dụng;

Tư pháp quốc tế

– Các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp;
– Các quan hệ pháp luật về thừa kế;
– Các quan hệ về hôn nhân và gia đình;
– Các quan hệ về lao động của người nước ngoài;
– Các quan hệ tố tụng dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài…
      Như vậy, với các loại đối tượng trên đây Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, mặt khác trong khoa học pháp lý nói chung nó cũng lại là một ngành khoa học pháp lý độc lập mà đối tượng nghiên cứu của nó là lĩnh vực quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng )phát sinh trong đời sống quốc tế. Các quan hệ pháp luật dân sự này luôn có đặc trưng là mang “yếu tố nước ngoài”. Yếu tố nước ngoài đã được khẳng định một cách rất rõ ràng trong Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Quan hệ dân sự cố yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là cồng dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư pháp quốc tế, cách giải quyết xung đột

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét