Hệ thống các án lệ ở các nước này đóng vai trò quyết định và cơ bản trong hộ thống luật pháp.
Ở nước ta thực tiễn tư pháp (án lệ) không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của pháp luật nói chung và là nguồn của Tư pháp quốc tế nói riêng. Chỉ có các văn bản pháp quy của Nhà nước mới là nguồn của luật pháp. Điều này khẳng định quan điểm là tòa án của Việt Nam là cơ quan xét xử và khi xét xử chỉ tuân theo luật pháp, nó không có quyền ban hành văn bản pháp quy, cũng như các án lệ không thể là nguồn của pháp luật Việt Nam nói chung và nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng. Nhưng trong quá trình giải thích pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật thì án lệ lại có những giá trị nhất định mà không ai có thể phủ nhận được điều này.
Ở nước ta thực tiễn tư pháp (án lệ) không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của pháp luật nói chung và là nguồn của Tư pháp quốc tế nói riêng. Chỉ có các văn bản pháp quy của Nhà nước mới là nguồn của luật pháp. Điều này khẳng định quan điểm là tòa án của Việt Nam là cơ quan xét xử và khi xét xử chỉ tuân theo luật pháp, nó không có quyền ban hành văn bản pháp quy, cũng như các án lệ không thể là nguồn của pháp luật Việt Nam nói chung và nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng. Nhưng trong quá trình giải thích pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật thì án lệ lại có những giá trị nhất định mà không ai có thể phủ nhận được điều này.
Tập quán
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia. Tập quán quốc tế đôi khi vừa là nguồn của Công pháp quốc tế và của cả Tư pháp quốc tế.
Các luật gia nổi tiếng trên thế giới đều cho rằng: Điểm khác biệt cơ bản giữa tập quán với luật pháp là ở chỗ quá trình hình thành tập quán, việc áp dụng có hệ thống và tính thừa nhận rộng rãi, nhưng lại không được ghi nhận ở đâu cả (thường được gọi là luật bất thành văn).
Phụ thuộc vào tính chất và giá trị hiệu lực của tập quán quốc tế mà có thể chia tập quán ra làm các loại sau:
– Tập quán mang tính chất nguyên tắc;
– Tập quán mang tính chất chung;
– Tập quán mang tính chất khu vực.
Tập quán nguyên tắc là nền tảng, là cơ bản và có tính chất bao trùm (có thể nói nó mang tính chất mệnh lệnh – Jus cogens), nó là các cơ sở của chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia và nó có giá trị bắt buộc chung đối với các quốc gia.
Tập quán quốc tế chung là tập quán được nhiều nước thừa nhận và áp dụng ở rộng rãi mọi nơi trên thế giới. Có thể ví dụ như các điều kiện giao dịch thương mại quốc tế mà Phòng thương mại quốc tế tập hợp và soạn thảo từ năm 1936 rồi các năm tiếp theo là 1953; 1980… và mới đây là năm 2000 (gọi tắt là Incoterms – International Commercial Terms). Incoterms là tập hợp các tập quán thương mại quốc tế khác nhau trong đó quy định các điều kiện mua bán, bảo hiểm, cước vận tải, trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng, như FOB, CIF, CFR v.v. được rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới thừa nhận và sử dụng trong hoạt động thương mại.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: chủ thể của quan hệ pháp luật, giải
quyết xung đột
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét