Vấn đề có đi có lại trong quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia là nhu cầu thực tiễn khách quan và là động lực thúc đẩy sự liên kết kinh tế cũng như bảo đảm sự ổn định cho một trật tự pháp lý trên thế giói. Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia bao giờ cũng được thể hiện trong quan hệ có đi có lại giữa chúng và ngược lại trên cơ sở có đi có lại mói thể hiện sự bình đẳng giữa các quốc gia.
Nguyên tắc có đi có lại được ghi nhận trong luật pháp của đại đa số các nước trên thế giới, cũng như được thể hiện trong rất nhiều Điều ước quốc tế (cả Điều ước song phương và đa phương).
Ví dụ:khoản 1 Điều 1 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam với Liên bang Nga ghi: “Công dân của bên ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của bên ký kết kia sự bảo vệ pháp lý đối với nhân thân và tài sản như công dân của bên ký kết kia”.
Nhưng trong lý luận và thực tiễn Tư pháp quốc tế của các nước thì phần lớn đều thừa nhận việc thi hành các quy phạm xung đột không bị giói hạn (hạn chế) bởi các quy định của nguyên tắc có đi có lại. Điều này có nghĩa là khi cơ quan tư pháp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào đó vận dụng luật nước ngoài để giải quyết vụ việc sẽ không cần thiết phải xem xét là ở nước ngoài đó có áp dụng luật pháp của nước mình chưa.
Lý giải vấn đề này có thể hiểu như sau: Việc áp dụng luật nước ngoài là nhu cầu tất yếu khách quan để giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế trong sự phối kết hợp của hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật mà tất cả đều thừa nhận là giữa các hệ thống pháp luật đó đều bình đẳng đối với nhau.
Các nước đều quy định trong pháp luật của mình việc cho phép áp dụng luật nước ngoài là dựa trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện được thể hiện rõ ngay khi ban hành hoặc thông qua một văn bản pháp quy nào đó (việc này không hề có sự ép buộc từ bất cứ quốc gia bên ngoài nào).
Tòa án khi giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế, dựa trên các quy phạm xung đột để cho phép áp dụng luật nước ngoài là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự, chứ không hề gây thiệt hại cho các bên đương sự và cũng không phương hại đến chủ quyền quốc gia. Ngược lại, việc cho phép áp dụng luật nước ngoài bao giờ cũng tăng cường và củng cố sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia, phát triển sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau nhằm thiết lập một trật tự pháp lý ổn định trên thế giới.
Hiện nay, vẫn còn ở một vài nước trên thế giới đặt vấn đề áp dụng luật nước ngoài đòi hỏi phải trên nguyên tắc có đi có lại.
Ví dụ: Điều 25 Bộ luật dân sự của Đức năm 1988 ghi nhận: “… Đức sẽ áp dụng biện pháp trả đũa nếu nước ngoài không áp dụng luật của Đức để giải quyết vấn đề thừa kế của công dân Đức ở đó” Có lẽ đây chỉ là một trong những trường hợp ngoại lệ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư pháp quốc tế, cách
giải quyết xung đột,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét