Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Khái niệm người nước ngoài

     Trong sự phát triển khách quan lịch sử của cộng đồng các quốc gia trên thế giới, công dân nước này, nước kia cùng chung sống trên lãnh thổ của một quốc gia do những nguyên nhân khác nhau. Đó là:

- Do chiến tranh dẫn đến việc di cư ồ ạt;

- Do việc chia, tách lãnh thổ quốc gia;

- Do hậu quả của thiên tai (động đất, núi lửa);

- Do thay đổi chế độ chính trị – kinh tế;

- Và cuối cùng là quá trình hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa giữa các nước và các nguyên nhân khác nữa…

      Như vậy, việc công dân của các nước khác nhau sống cùng công dân nước sở tại trong lãnh thổ của một quốc gia là một hiện thực khách quan. Việc nghiên cứu quy chế pháp lý của công dân nước ngoài không thể không tìm hiểu sâu khái niệm “người nước ngoài” đã được hình thành trong khoa học pháp lý ở nước ngoài và ở nước ta.

     Hiện nay. thuật ngữ “người nước ngoài” được sử dụng rộng rãi ở các nước cũng như ở Việt Nam và nó được hiểu rất rộng, hao hàm như sau:

- Người mang một quốc tịch nước ngoài;

- Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài;

- Người không mang quốc tịch nước nào (gọi tắt là người không quốc tịch).

Khái niệm người nước ngoài

     Ngoài ra, thuật ngữ “người nước ngoài” còn được hiểu là công dân nước ngoài. Trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới, có một nét đặc trưng chung nhất là đều lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa người nước ngoài. Chế định quốc tịch được nghiên cứu sâu trong khoa học pháp lý không chỉ có ý nghĩa lớn trong Công pháp quốc tế (về dân cư) mà còn có ý nghĩa không nhỏ trong Tư pháp quốc tế (về người nước ngoài) và trong các ngành khoa học pháp lý khác.

     Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ dạng cư trú. Phân tích khái niệm trên ta thấy bất kỳ một cá nhân nào cư trú trên lãnh thổ một nước nhất định mà không mang quốc tịch của quốc gia đó đều là người nước ngoài. Quốc tịch luôn là căn cứ để xác định người đó là công dân nước nào hoặc là người không thuộc công dân nước nào (người không quốc tịch). Quốc tịch luôn luôn thuộc quy chế nhân thân của con người.

     Khái niệm người nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng trong một so văn bản pháp quy không chỉ dùng để chỉ thể nhân nước ngoài, mà còn dùng để chỉ pháp nhân nước ngoài, đôi khi còn để chỉ cả quốc gia nước ngoài nữa, Người nước ngoài theo nghĩa hẹp chỉ dùng để hiểu đó là công dân nước ngoài (hay thế nhân nước ngoài) hoặc thậm chí cả người không quốc tịch. Có thể nói cách hiểu như trên chỉ mang tính chất quy ước.

     Trong Quyết dịnh sô 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam quy định tại Điều 1 như sau: “Người nước ngoài gọi tắt là ngoại kiề  là những người cư trú và làm ăn sinh sống ở Viêt Nam, có quốc tich nước khác,hoăc không có quốc tich“,4J4

     Quyết định trên chỉ áp dụng đối với những người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống Việt Nam. Ngoài ra, theo Điều 1, Điều 5 Luật quốc tịch Việt Nam ngày 28/6/1998 và khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh và xuất cảnh cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; khoản 2 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, “Người nước ngoài” được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Phân tích nội dung khái niệm ở các luật và pháp lệnh trên ta thấy:

- Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Vậy, họ có thể là người có quốc tịch một nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch nước nào.

- Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tu phap quoc te, giải quyết xung đột

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét