Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ)

     Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người Việt Nam đã gia nhập Công ước năm 1966 về quyền kinh tế, xã hội văn hóa của Liên hợp quốc; Công ước quốc tế năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị, Công ước Liên hợp quốc về chống phân biệt chủng tộc, Công ước Liên hợp quốc năm 1973 về chống chủ nghĩa APacThai, Công ước Liên hợp quốc năm 1948 về chống tội ác diệt chủng, 4 công ước Giơnevơ năm 1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, Công ước quốc tế năm 1989 về quyền trẻ em.
     Tất cả các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nêu trên đây chứng tỏ rằng ở chừng mực ít, nhiều nhất định chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế; Nó có thể là các quy phạm thực chất thống nhất hoặc là các quy phạm xung đột thống nhất. Tuỳ thuộc vào mức độ cam kết giữa các quốc gia mà các điều ước này thể hiện được những vai trò nhất định của mình trong việc củng cố và phát triển sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia nói chung và giữa Việt Nam với các nước nói riêng.

Thực tiễn tòa án

Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ)
     Thực tiễn tòa án và trọng tài là một loại nguồn khá phổ biến ở một số nước tư bản phát triển, nó có ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển hệ thống luật pháp trong nước của các nước này. Thực tiễn tòa án (hay còn gọi là án lệ hoặc tiền lệ án) được hiểu là các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của các thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai.
     Ở Anh – Mỹ thì thực tiễn tòa án là nguồn cơ bản của pháp luật. Ở vương quốc Anh thực thi một hệ thống tiền lệ pháp – đó là một hệ thống các quyết định và bản án của tòa án có tính chất chỉ đạo giải quyết và thi hành pháp luật, nhưng đồng thời cũng là quy trình hình thành pháp luật mới. Để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, thẩm phán của tòa án Anh hay Mỹ thường áp dụng tiền lệ án hơn là áp dụng quy phạm luật. Đây là một xu hướng chung trong hệ thống luật pháp các nước này: Điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bằng các quy phạm tiền lệ pháp, hơn là bằng các quy phạm văn bản pháp quy. Điều này chứng tỏ là hầu như tất cả các quy phạm luật pháp là quy phạm được ghi nhận ở án lộ, còn các quy phạm được ghi nhận ở văn bản pháp quy thì rất hiếm hoi.


Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét