Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba

(Renvoi au Premier derge – renvoi I và Renvoi au Second derge – renvoi II)

Một trong những vấn đề rất phức tạp trong việc áp dụng quy phạm xung đột đó là vấn đề dẫn chiếu ngược.

Trong khoa học Tư pháp quốc tế vấn đề dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài hiện nay có hai quan điểm:

- Nếu hiểu dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài là dẫn chiếu chỉ đến các quy phạm pháp luật thực chất củạ nước đó thì sẽ loại trừ vấn đề dẫn chiếu ngược. Nói cách khác là không bao giờ xảy ra dẫn chiếu ngược và luật thực chất của nước được dẫn chiếu đến sẽ được áp dụng.

- Nếu hiểu dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống luật pháp của nước đó (kể cả luật thực chất, cả luật xung đột) thì có nghĩa là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại, cũng như dẫn chiếu đến luật pháp của nước thứ ba.

Ví dụ: Một nam công dân Anh cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn với một nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam.

dẫn chiếu đến pháp luật

Theo Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có ghi: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn”.

Chiếu theo điều trên đây cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam sẽ phải áp dụng luật như sau:

- Công dân nữ Việt Nam phải tuân theo các điều kiện kết hôn quy định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam.

- Công dân nam của Anh phải tuân thủ luật của Anh, song luật xung đột của Anh lại quy định: Điều kiện kết hôn của công dân Anh ở nước ngoài phải tuân theo luật của nước nơi công dân đó cư trú. Như vậy, ở đây luật Việt Nam đã dẫn chiếu tới luật của Anh và luật của Anh đã lại dẫn chiếu ngược trở lại luật của Việt Nam.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: “… Trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Để giải quyết điều kiện kết hôn của nam công dận Anh ở trường hợp trên đây thì luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với họ.

Như vậy, quan điểm rất rõ của Việt Nam về vấn đề này là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại.

Phát triển tiếp ví dụ trên đây, nếu chúng ta giả sử nam công dân Anh lại cư trú ở Trung Quốc trong trường hợp này thì giải quyết thế nào? Rõ ràng là luật Việt Nam sẽ dẫn chiếu tới pháp luật của Anh và Pháp luật của Anh sẽ lại dẫn chiếu tới pháp luật Trung Quốc và nếu Việt Nam đã chấp nhận dẫn chiếu ngược thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận dẫn chiếu đến luật pháp nước thứ ba (luật pháp nước thứ ba ở đây là luật pháp Trung Quốc).

Khi các quốc gia ký kết với nhau các hiệp định song phương và đa phương (thường là các hiệp định tương trợ tư pháp) trong đó quy định các quy phạm xung đột thống nhất thì các quy phạm xung đột thống nhất sẽ được ưu tiên áp dụng (xem lý luận về Điều ước quốc tế và Công ước viên 1969 về Điều ước quốc tế) và trong trường hợp này có thể nói vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến luật pháp của nước thứ ba sẽ không còn nữa.


Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét