Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Chế độ đãi ngộ người nước ngoài

     Trong pháp luật, phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa các quốc gia và tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, các quy định  và đia vị pháp lý của người nước ngoài (kể cả các pháp nhân nước ngoài) có thể được xây dựng trên nguyên tắc hay các chế độ pháp lý sau: Chế đội đãi ngộ như công dân; chế độ tối huệ quốc; chế độ đãi ngộ đặc biệt; chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc.

 Chế đô đãi ngộ như công dân (National Treatment)

     Chế độ đãi ngộ như công dân hiện nay được thể hiện phổ biến trong luật pháp của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Nôi dung cơ bản của chế độ này đươc hiểu như sau:   v

 - Người nước ngoài đươc hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể).

Chế độ đãi ngộ người nước ngoài

- Trên thực tế, luật pháp của các nước dành riêng cho người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân của họ không phải ở tất cả mọi mặt mà bao giờ cũng còn những hạn chế (dù ít, dù nhiều) nhất định đối với người nước ngoài. Vị dụ: các quyền chính trị như quyền bầu cử, quyền ứng cứ, bầu cử hầu như không dược hưởng; quyền cư trú bị hạn chế; quyền hành nghề học tập cũng bị những giới hạn nhất định v.v…

     Chế độ đãi ngộ như công dân dành cho người nước ngoài thường được quy dịnh trước hết là trong luật pháp các nước. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam tại Điều 7 và Điều 8 quy định rằng; Người nước ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân đối với sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp và tư liệu sinh hoạt và các quan hệ thừa kế đối với các tài sản trên.

     Ngoài ra, chế độ đãi ngộ như công dân còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương như là các nguyên tắc pháp luật quốc tế nhằm bảo hộ pháp lý cho công dân các nước hữu quan làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ của nhau. Ví dụ: Trong Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bungari quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau; “Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước kỷ kết kia dành cho công dân nước mình” (Hiệp định ký kết ngày 03/104986). Đối với các điều ước quốc tế đa phương phải kể đến các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Đó là Công ước Becnơ 1886, Công ước Giơnevơ 1952 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mà nội dung cơ bản của các công ước này đều lấy nguyên tắc đãi ngộ như công dân làm nền tảng bảo hộ trên cơ sở có đi có lại.


Đọc thêm tại:

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài

Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài

     Người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai thuộc tính cơ bản của chủ thể pháp luật. Chính vì thế, khi tìm hiểu địa vị pháp lý của người nước ngoài, không thể bỏ qua việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong quan hộ Tư pháp quốc tế.

     Trong thực tiễn pháp luật của các nước hiện nay các khái niệm về năng lực pháp luật và năng lực hành vi được hiểu rất khác nhau và dẫn đến việc quy định trong pháp luật cũng khác nhau. Theo các hệ thống pháp luật của các nước châu Âu lục địa, mà tiêu biểu có thể kể đến là Pháp chẳng hạn thì cả hai khái niệm trên được hiểu là “Năng lực pháp luật nói chung”(Capacité Jouissance) và năng lực thực hiện nghĩa vụ (Capacité d’exercice). Theo hệ thống luật pháp Anh – Mỹ (Common Law) thì năng lực chủ thể (Capacity) bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

     Hiện nay, trong khoa học pháp lý của Việt Nam cũng như một số nước, năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của người đó được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định; còn năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ theo pháp luật quy định (xem Điều 14 và 17 Bộ luật dân sự Việt Nam).

Năng lực pháp luật

     Năng lực pháp luật và năng lực hành vi quy định quyền năng chủ thể của một thực thể khi nó tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định.

     Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật dân sự của công dân nước ngoài, luật pháp các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại (trừ những ngoại lệ quy định trong các hệ thống luật cụ thể của mỗi quốc gia hoặc trong các điều ước quốc tế), còn giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số luật pháp các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (Lex patriae), riêng hệ thống luật Anh – Mỹ (Common law) lại áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú (Lex domicille).

     Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam (trừ các trường hợp ngoại lệ); và Điều 762 quy định: Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân (trừ các trường hợp ngoại lệ), nếu thực hiện, xác lập các hành vi dân sự tại Việt Nam thì xác định theo luật Việt Nam. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự… của Việt Nam với nước ngoài cũng ghi nhận cách giải quyết tương tự như trên.



Khái niệm người nước ngoài

     Trong sự phát triển khách quan lịch sử của cộng đồng các quốc gia trên thế giới, công dân nước này, nước kia cùng chung sống trên lãnh thổ của một quốc gia do những nguyên nhân khác nhau. Đó là:

- Do chiến tranh dẫn đến việc di cư ồ ạt;

- Do việc chia, tách lãnh thổ quốc gia;

- Do hậu quả của thiên tai (động đất, núi lửa);

- Do thay đổi chế độ chính trị – kinh tế;

- Và cuối cùng là quá trình hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa giữa các nước và các nguyên nhân khác nữa…

      Như vậy, việc công dân của các nước khác nhau sống cùng công dân nước sở tại trong lãnh thổ của một quốc gia là một hiện thực khách quan. Việc nghiên cứu quy chế pháp lý của công dân nước ngoài không thể không tìm hiểu sâu khái niệm “người nước ngoài” đã được hình thành trong khoa học pháp lý ở nước ngoài và ở nước ta.

     Hiện nay. thuật ngữ “người nước ngoài” được sử dụng rộng rãi ở các nước cũng như ở Việt Nam và nó được hiểu rất rộng, hao hàm như sau:

- Người mang một quốc tịch nước ngoài;

- Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài;

- Người không mang quốc tịch nước nào (gọi tắt là người không quốc tịch).

Khái niệm người nước ngoài

     Ngoài ra, thuật ngữ “người nước ngoài” còn được hiểu là công dân nước ngoài. Trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới, có một nét đặc trưng chung nhất là đều lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa người nước ngoài. Chế định quốc tịch được nghiên cứu sâu trong khoa học pháp lý không chỉ có ý nghĩa lớn trong Công pháp quốc tế (về dân cư) mà còn có ý nghĩa không nhỏ trong Tư pháp quốc tế (về người nước ngoài) và trong các ngành khoa học pháp lý khác.

     Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ dạng cư trú. Phân tích khái niệm trên ta thấy bất kỳ một cá nhân nào cư trú trên lãnh thổ một nước nhất định mà không mang quốc tịch của quốc gia đó đều là người nước ngoài. Quốc tịch luôn là căn cứ để xác định người đó là công dân nước nào hoặc là người không thuộc công dân nước nào (người không quốc tịch). Quốc tịch luôn luôn thuộc quy chế nhân thân của con người.

     Khái niệm người nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng trong một so văn bản pháp quy không chỉ dùng để chỉ thể nhân nước ngoài, mà còn dùng để chỉ pháp nhân nước ngoài, đôi khi còn để chỉ cả quốc gia nước ngoài nữa, Người nước ngoài theo nghĩa hẹp chỉ dùng để hiểu đó là công dân nước ngoài (hay thế nhân nước ngoài) hoặc thậm chí cả người không quốc tịch. Có thể nói cách hiểu như trên chỉ mang tính chất quy ước.

     Trong Quyết dịnh sô 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam quy định tại Điều 1 như sau: “Người nước ngoài gọi tắt là ngoại kiề  là những người cư trú và làm ăn sinh sống ở Viêt Nam, có quốc tich nước khác,hoăc không có quốc tich“,4J4

     Quyết định trên chỉ áp dụng đối với những người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống Việt Nam. Ngoài ra, theo Điều 1, Điều 5 Luật quốc tịch Việt Nam ngày 28/6/1998 và khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh và xuất cảnh cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; khoản 2 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, “Người nước ngoài” được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Phân tích nội dung khái niệm ở các luật và pháp lệnh trên ta thấy:

- Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. Vậy, họ có thể là người có quốc tịch một nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch nước nào.

- Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tu phap quoc te, giải quyết xung đột

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng luật nước ngoài

     Vấn đề có đi có lại trong quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia là nhu cầu thực tiễn khách quan và là động lực thúc đẩy sự liên kết kinh tế cũng như bảo đảm sự ổn định cho một trật tự pháp lý trên thế giói. Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia bao giờ cũng được thể hiện trong quan hệ có đi có lại giữa chúng và ngược lại trên cơ sở có đi có lại mói thể hiện sự bình đẳng giữa các quốc gia.

     Nguyên tắc có đi có lại được ghi nhận trong luật pháp của đại đa số các nước trên thế giới, cũng như được thể hiện trong rất nhiều Điều ước quốc tế (cả Điều ước song phương và đa phương).

     Ví dụ:khoản 1 Điều 1 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam với Liên bang Nga ghi: “Công dân của bên ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của bên ký kết kia sự bảo vệ pháp lý đối với nhân thân và tài sản như công dân của bên ký kết kia”.

     Nhưng trong lý luận và thực tiễn Tư pháp quốc tế của các nước thì phần lớn đều thừa nhận việc thi hành các quy phạm xung đột không bị giói hạn (hạn chế) bởi các quy định của nguyên tắc có đi có lại. Điều này có nghĩa là khi cơ quan tư pháp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào đó vận dụng luật nước ngoài để giải quyết vụ việc sẽ không cần thiết phải xem xét là ở nước ngoài đó có áp dụng luật pháp của nước mình chưa.

việc áp dụng luật nước ngoài

     Lý giải vấn đề này có thể hiểu như sau: Việc áp dụng luật nước ngoài là nhu cầu tất yếu khách quan để giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế trong sự phối kết hợp của hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật mà tất cả đều thừa nhận là giữa các hệ thống pháp luật đó đều bình đẳng đối với nhau.

     Các nước đều quy định trong pháp luật của mình việc cho phép áp dụng luật nước ngoài là dựa trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện được thể hiện rõ ngay khi ban hành hoặc thông qua một văn bản pháp quy nào đó (việc này không hề có sự ép buộc từ bất cứ quốc gia bên ngoài nào).

     Tòa án khi giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế, dựa trên các quy phạm xung đột để cho phép áp dụng luật nước ngoài là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự, chứ không hề gây thiệt hại cho các bên đương sự và cũng không phương hại đến chủ quyền quốc gia. Ngược lại, việc cho phép áp dụng luật nước ngoài bao giờ cũng tăng cường và củng cố sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia, phát triển sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau nhằm thiết lập một trật tự pháp lý ổn định trên thế giới.

     Hiện nay, vẫn còn ở một vài nước trên thế giới đặt vấn đề áp dụng luật nước ngoài đòi hỏi phải trên nguyên tắc có đi có lại.

     Ví dụ: Điều 25 Bộ luật dân sự của Đức năm 1988 ghi nhận: “… Đức sẽ áp dụng biện pháp trả đũa nếu nước ngoài không áp dụng luật của Đức để giải quyết vấn đề thừa kế của công dân Đức ở đó” Có lẽ đây chỉ là một trong những trường hợp ngoại lệ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư pháp quốc tế, cách giải quyết xung đột

Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba

(Renvoi au Premier derge – renvoi I và Renvoi au Second derge – renvoi II)

Một trong những vấn đề rất phức tạp trong việc áp dụng quy phạm xung đột đó là vấn đề dẫn chiếu ngược.

Trong khoa học Tư pháp quốc tế vấn đề dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài hiện nay có hai quan điểm:

- Nếu hiểu dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài là dẫn chiếu chỉ đến các quy phạm pháp luật thực chất củạ nước đó thì sẽ loại trừ vấn đề dẫn chiếu ngược. Nói cách khác là không bao giờ xảy ra dẫn chiếu ngược và luật thực chất của nước được dẫn chiếu đến sẽ được áp dụng.

- Nếu hiểu dẫn chiếu đến luật pháp nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống luật pháp của nước đó (kể cả luật thực chất, cả luật xung đột) thì có nghĩa là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại, cũng như dẫn chiếu đến luật pháp của nước thứ ba.

Ví dụ: Một nam công dân Anh cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn với một nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam.

dẫn chiếu đến pháp luật

Theo Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có ghi: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn”.

Chiếu theo điều trên đây cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam sẽ phải áp dụng luật như sau:

- Công dân nữ Việt Nam phải tuân theo các điều kiện kết hôn quy định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam.

- Công dân nam của Anh phải tuân thủ luật của Anh, song luật xung đột của Anh lại quy định: Điều kiện kết hôn của công dân Anh ở nước ngoài phải tuân theo luật của nước nơi công dân đó cư trú. Như vậy, ở đây luật Việt Nam đã dẫn chiếu tới luật của Anh và luật của Anh đã lại dẫn chiếu ngược trở lại luật của Việt Nam.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: “… Trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Để giải quyết điều kiện kết hôn của nam công dận Anh ở trường hợp trên đây thì luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với họ.

Như vậy, quan điểm rất rõ của Việt Nam về vấn đề này là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại.

Phát triển tiếp ví dụ trên đây, nếu chúng ta giả sử nam công dân Anh lại cư trú ở Trung Quốc trong trường hợp này thì giải quyết thế nào? Rõ ràng là luật Việt Nam sẽ dẫn chiếu tới pháp luật của Anh và Pháp luật của Anh sẽ lại dẫn chiếu tới pháp luật Trung Quốc và nếu Việt Nam đã chấp nhận dẫn chiếu ngược thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận dẫn chiếu đến luật pháp nước thứ ba (luật pháp nước thứ ba ở đây là luật pháp Trung Quốc).

Khi các quốc gia ký kết với nhau các hiệp định song phương và đa phương (thường là các hiệp định tương trợ tư pháp) trong đó quy định các quy phạm xung đột thống nhất thì các quy phạm xung đột thống nhất sẽ được ưu tiên áp dụng (xem lý luận về Điều ước quốc tế và Công ước viên 1969 về Điều ước quốc tế) và trong trường hợp này có thể nói vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến luật pháp của nước thứ ba sẽ không còn nữa.


Đọc thêm tại:

Vấn đề lẩn tránh pháp luật

     Như chúng ta đã thấy, Pháp luật ở các nước khác nhau thì khác nhau; do đó có khả năng là đối với một quan hệ pháp luật nếu giải quyết ở nước này thì bất lợi cho đương sự, còn nếu được giải quyết ở nước khác thì có lợi hơn cho đương sự. Đây là một thực tiễn khách quan và là “cơ hội tốt” cho việc lẩn tránh pháp luật phát sinh, nảy nở.

     Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dùng những biên pháp cùng thủ đoan để thoát khỏi hê thống pháp luật đáng nhẽ phải đươc áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lớn hơn cho mình. Các biện pháp và thủ đoạn thể hiện như: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản hoặc ngược lại từ nước này sang nước khác V.V..

     Hầu hết thực tiễn tư pháp của các nước trên thế giới đều coi, đây là một hiên tượng không bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm. Việc quy định hạn chế hoặc ngăn cấm ở mỗi nước là khác nhau bằng các biện pháp cũng khác nhau. Nhưng để phân biệt được giữa lẩn tránh pháp luật và đâu là không phải là lẩn tránh pháp luật là rất khó. Chúng ta xem xét một vài ví dụ để thấy rõ hơn:

     Hàng loạt các doanh nghiệp thương mại buồn bán ở New York lại đăng ký pháp nhân ở các bang khác vì điều kiện đăng ký ở đó rất dễ dàng và thuận lợi, lệ phí lại không đáng kể.

lẩn tránh pháp luật

     Để đỡ tốn kém và thoát khỏi nộp lệ phí nặng nể ở Anh khi thành lập pháp nhân, các công ty đã đặt trụ sở điều hành của công ty ở Thụy Sỹ, Lũcxămbua và các nước khác, nơi mức lệ phí thành lập công ty ít hơn nhiều so với ở Anh; sau đó các công ty này quay trở lại Anh kinh doanh với danh nghĩa là công ty nước ngoài.

     Một cặp vợ chồng xin ly hôn ở nước này không được vì các điều kiện cấm ly hôn, họ chạy sang một nước khác, nơi mà ở đó điều kiện ly hôn dễ dàng hơn để được phép ly hôn.

     Thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy tòa án không chấp nhận việc lẩn tránh pháp luật của Pháp và ở đó đã trở thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà lẩn tránh pháp luật đểu bị coi là bất hợp pháp (Fraus omnia corrumpit).

     Ở Anh – Mỹ nếu các hợp đồng giữa các bên ký kết mà lẩn tránh phầp luật của các nước này thì sẽ bị tòa án hủy bỏ (như vậy ở Anh – Mỹ áp dụng nguyên tắc locus regit actum)

     Ở các nước phương Tây đều hạn chế hoặc cấm các hành vi lẩn tránh pháp luật, song việc giải quyết hậu quả của việc lẩn tránh pháp luật lại khác nhau. Do đó cùng không hiếm các trượng hợp ‘Lọt lưới” hoặc lại được công nhận. Ví dụ: các trường hợp các công ty đăng ký điều lộ hoặc đặt trụ sở điều hành ở một nước mà lệ phí thấp sau đó sang hoạt động ở nước khác thì hầu như đều được coi là hợp pháp.

     Ở Việt Nam, mọi hành vi lẩn tránh pháp luật là vi phạm và không được chấp nhận. Thực tiễn ở nước ta về lẩn tránh pháp luật hầu như chưa có, nhưng trong một số văn bản pháp quy lại có quy định rất rõ. Ví dụ: Khoản 1 Điều 20 Nghị định của Chính phủ số 68/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về quan hệ hôn nhân – gia đình có yếu tố nước ngoài.

     Ở các nước khác như Nga, Điều 48 Bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Nga ghi: “Các hợp đồng ký kết nhằm lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu”.



Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng

     Khái niệm “trật tự công cộng” (Public Policy) ở các nước phương Tây trong thực tiễn xét xử cũng như trong các học thuyết, quan điểm là không đồng nhất và ổn định giữa các nước với nhau; thậm chí không ít các nhà luật học phương Tây còn khẳng định tính chất không ổn định (luôn thay đổi) là đặc thù cơ bản của khái niệm này.

      Điều này cho thấy ở các nước này khái niệm “trật tự công cộng ” được sử dụng khá tùy tiện và hậu quả của nó trên thực tế giống như “những điều khoản cao su”.

     Với lý do, nếu việc áp dụng luật nước ngoài mà gây ra hâu qủa xấu làm ảnh hưởng đến “đao đức” “thuần phong mỹ tục” sẽ không được áp dụng đã dược hình thành từ thế kỷ XIV nhưng được hình thành như một trường phái khoa học pháp lý thì lần đầu tiên nó được xuất hiện ở Pháp với khái niệm “Trật tự công cộng” (ordre Public inteme). Điều 6 Bộ luật dân sự của Pháp có quy định rằng: “Những thóa thuận tư không thể làm thay đổi hiệu lực của những đạo luật công mà trong đó quy định trật tự công cộng và đạo lý”.Sau này thực tiễn thi hành pháp luật ở Pháp đã chứng tỏ rằng “các luật thuộc lĩnh vực trật tự công cộng”loại trừ việc áp dụng luật nước ngoài, cho dù quy phạm xung đột dẫn chiếu tới nó. Như vậy, trật tự công cộng hiển nhiên đã hạn chế hiệu lực của quy phạm xung đột và ở Pháp người ta gọi nó là “trật tự công cộng quốc tế”(ordre Public intemational).

     Ở Đức, trong lý luận cũng như thực tiễn tư pháp đều nhìn nhận “trật tự công cộng”là những điều khoản cao su để tạo khả năng và cơ hội cho tòa án và các cơ quan tư pháp có thẩm quyền khác có quyền lúc thì nói rộng, lúc thì thu hệp hiệu lực quy phạm xung đột của mình lại với mục đích bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị trong các tình huống quan hệ quốc tế cụ thể.

     Ở Anh – Mỹ, quan điểm thống trị trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý về trật tự công cộng là tòa án không buộc phải thực thi (áp dụng) và công nhận luật hoặc hạn chế luật nước ngoài mà luật nước ngoài đó được quy phạm xung đột luật của Anh hoặc Mỹ dẫn chiến tới, nếu như việc buộc phải thực thi hoặc công nhận đó không phù hợp với “trật tự công cộng” ở các nước này. Trên thực tế, việc phải viện dẫn “trật tự công cộng” trong tòa án của Anh để gạt bỏ không áp dụng luật nước ngoài là rất hiếm, có thể nói là ít hơn nhiều so với trong tòa án của các nước Châu Âu lục địa. Điều này có thể giải thích một cách đơn giản là luật xung đột của Anh rất ít khi viện dẫn tới việc cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên Hệ thuộc luật tòa án (Lex fori) được sử dụng trong rất nhiều phạm vi quan hệ, đối với nhiều lĩnh vực.

bảo lưu trật tự công cộng

     Ở Viêt Nam, quy định về “Bảo lưu trât tư côm công” đươc ghi nhận rất rõ ràng trong Điều 75.9-Bô luật dân sự năm 2005 khoản 4 “… nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng dó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Ở đây, rõ ràng “trật tự công cộng” phải hiểu là hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và chúng được quy định trong Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 và các văn bản pháp luật khác.

     Ngoài ra, vấn đề “Bảo lưu trật tự công cộng” còn được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Ví dụ, Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định: “Trong trường hợp luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với nguyên tắc quy định trong Luật này”.

     Ngoài ra, vấn đề “Bảo lưu trật tự công cộng” còn được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Ví dụ: Điều 5 Công ước New York 1958 về công nhận và thực hiện các quyết định của trọng tài nước ngoài; Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga năm 1998; Điều 12 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba Lan năm 1993 và V.V..

     Các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta phải rất cẩn trọng trọng viêc vận dung nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng, song thực tiễn tư pháp cho thấy là rất hiếm các trường hợp phải vận dụng và trong trường hợp phải bắt buộc vận dụng bao giờ cũng dựa trên những cơ sở pháp lý đứng đắn và khách quan, bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật công pháp quốc tế, xung dot phap luat

Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận

     Khi ban hành pháp luật (các văn bản pháp quy) Nhà nước luôn dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích của thể nhân và pháp nhân nước mình cũng như thể nhân và pháp nhân nước ngoài. Việc thực hiện và áp dụng các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật (trong nước và quốc tế) nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật không được phép phân biệt đối xử trong quan hệ với bất kỳ quốc gia nào. Điều này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế.

     Ở nước ta, trong Hiến pháp năm 1992 cũng như trong các văn bản pháp quy của nhà nước và cả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đều khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán là chống lại mọi hành vi phân biệt và kỳ thị giữa các quốc gia và giữa Việt Nam với các nước. Do đó, có thể nói quan điểm của chúng ta là giữa các quốc gia Việt Nam đã công nhận và những quốc gia còn chưa công nhận sẽ không có sự phân biệt hoặc kỳ thị nào. Hơn nữa, chúng ta luôn ủng hộ quan điểm là việc công nhận quốc gia hay Chính phủ không làm phát sinh một chủ thể mới trong luật quốc tế mà việc công nhận chỉ là thủ tục, các bước tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và hoàn toàn nhằm củng cố, tăng cường khả năng hợp tác mọi mặt giữa nước ta với nước ngoài phù hợp với đường lối đổi mới công tác đối ngoại của Nhà nước là đa phương hóa và đa diện hóa quan hệ với các nước trên thế giới.

ban hành pháp luật

     Tuy nhiên, trên thực tế tòa án của một số nước phương Tây đã công nhiên vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và có những hành vi kỳ thị đối với các hệ thống luật pháp của các nước mà quốc gia của họ chưa công nhận. Họ cho rằng khi luật pháp của nước tòa án có thẩm quyền xét xử viện dẫn tới hệ thống pháp luật của nước chưa được công nhận thì sẽ không được áp dụng với lý lẽ là đến nhà nước đó còn chưa được công nhận huống hồ ai lại phải công nhận hệ thống luật pháp của nó. Đây là quan điểm phản khoa học, song tòa án các nước phương Tây đã áp dụng và lấy làm cơ sở để gạt bỏ luật pháp của các nước trước đây là thuộc địa mà mới giành được độc lập nhằm duy trì sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

     Quá trình đấu tranh để giành lại chủ quyền, độc lập tự do của các dân tộc là một quá trình bền bỉ, phức tạp, nước ta luôn ủng hộ quá trình này, nhằm thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế bảo đảm công bằng và công lý trên toàn thế giới chống lại mọi sự phân biệt và kỳ thị giữa các dân tộc.



Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Những khó khăn trong việc áp dụng luật nước ngoài

     Ở Đức, theo Điều 293 Luật tố dụng dân sự năm 1877 thì tòa án có nghĩa vụ (ex Zofficio) xác định nội dung của các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; nhưng tòa án cũng có quyền yêu cầu các bên đương sự chứng minh nội dung luật nước ngoài trước tòa nếu thấy cần thiết. Ngoài ra tòa án có thể yêu cầu các viện nghiên cứu pháp luật giải thích giúp.

     Nếu trong trường hợp các bên đương sự cũng như sự trợ giúp của các viện nghiên cứu không đưa ra được các bằng chứng phù hợp thì tòa án Đức có thể bác đơn yêu cầu và từ chối xem xét vụ kiện. Việc áp dụng và vận dụng luật nước ngoài không đúng hoặc thiếu xác thực không thể là cơ sở để thay đổi quyết định của tòa án bằng trình tự phúc thẩm bởi một bản án phúc thẩm cùng loại dựa trên cơ sở pháp luật Đức.

      Trên đây đã điểm qua việc áp dụng luật nước ngoài của một số nước phát triển ở phương Tây đều cho ta thấy rằng dù ở các nước với mức độ khác nhau đều buộc các đương sự phải minh chứng nội dung luật nước ngoài trước tòa để bảo vệ lợi ích của mình. Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự và nếu việc đưa ra các bằng chứng về nội dung luật nước ngoài không thành, tòa án sẽ gạt bỏ luật nước ngoài đó ra và tạo cơ hội cho việc áp dụng luật nước mình.

Những khó khăn trong việc áp dụng

     Ở Việt Nam, để đảm bảo lợi ích của các bên đương sự một cách chính đáng và giữ gìn trật tự pháp luật của Nhà nước, các cơ quan tư pháp và tòa án có trách nhiệm tìm hiểu nội dung đích thực của luật pháp nước ngoài cần áp dụng (nghiên cứu luật nước ngoài, thực tiễn tòa án xét xử của họ, tập quán luật, thông lệ, án lệ và các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước của các viện nghiên cứu v.v..). Trong quá trình tố tụng các bên đương sự cũng có quyền đưa ra các bằng chứng về luật nước ngoài trước tòa để bảo vệ quyền lợi của mình song việc xác định nội dung luật nước ngoài vẫn là nhiệm vụ chính của cơ quan xét xử (tòa án hoặc trọng tài) và các cơ quan này phải có cơ sở xác đáng để quyết định nội dung pháp luật phù hợp để áp dụng (Iura novit curia).

     Trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp cần thiết mà vần không thể xác định được nội dung luật nước ngoài để áp dụng thì tòa án phải áp dụng nguyên tắc xét xử Lex fori (luật tòa án) để giải quyết vụ kiện. Đây là cách duy nhất và cuối cùng để đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời các tranh chấp dân sự quốc tế.


Đọc thêm tại:

Thể thức và xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng

     Trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng luật nước ngoài ở các nước phát triển phương Tây là da dạng và phức tạp về thủ tuc, cách xác định nội dung và cách nhìn nhận là khác nhau.

     Chúng ta xem xét cơ bản ở một số nướcở Anh, Mỹ (theo hệ thống common law), các tòa án đã hình thành một nguyên tắc là luật nước ngoài được xem xét như là chứng cứ (rights), chứ không phải là luật(law) trong quá trình tố tụng. Theo đó, như ở Anh chẳng hạn, các tòa án theo thông lệ không cần nghiên cứu và biết rõ về luật nước ngoài, mà các bên đương sự buộc phải minh chứng luật nước ngoài trước tòa án. Các quan tòa xem xét và đánh giá các chứng cứ đó trên nền tảng, cơ sở pháp luật của Anh và dựa vào đó để xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng. Trong khi tiến hành quá trình tố tụng, tòa án có thể mời các chuyên gia về luật của nước ngoài cần áp dụng trình bày ý kiến của mình như là người làm chứng, các ý kiến đó tòa có thể tham khảo. Một khi các bên đương sự cùng ý kiến của các chuyên gia không chứng minh nổi, các quan tòa có quyền “suy /Mựu” rằng luật nước ngoài của các bên đương sự có liên quan cũng giống luật Anh và tòa án sẽ áp dụng luậtcủa Anh để giải quyết.

     Thậm chí, trong một số trường hợp ở Anh các bên đương sự có thể thóa thuận về giải thích nội dung các quy phạm luật nước ngoài cần áp dụng; kết quả của nội dung giải thích này sẽ được tòa án áp dụng để giải quyết, mặc dù tòa án có thể biết rõ nội dung giải thích thóa thuận trên là không logic và không phù hợp với nội dung của các quy phạm.

 nội dung luật nước ngoài cần áp dụng

      Ở Mỹ việc áp dụng luật nước ngoài về thể thức và xác định nội dung cũng tương tự như ở Anh.

     Thực tiễn tòa án ở Pháp có khác với hệ thống Anh – Mỹ về các vấn đề trên. Khi cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài, các bên đương sự phải chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng đó; ngoài ra họ phải tự đưa ra các bằng chứng để xác định nội dung luật của nước cần áp dụng. Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự trước tòa và tất nhiên đương sự phải thuê luật sư với giá rất cao và với người lao động thì không phải lúc nào cũng có thể thuê được và đành chịu bó tay trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Những bằng chứng mà đương sự trình bày trước tòa, các quan tòa sẽ kiểm tra đánh giá và xác định nội dung để xét xử. Nếu các quy phạm luật nước ngoài là rất quen thuộc vớiTòa án thì tòa án sẽ áp dụng mà không phụ thuộc vào việc các bên đương sự có đưa ra được các bằng chứng phù hợp hay không. Tòa án Pháp luôn phải giải thích và minh chứng nội dung luật nước ngoài đúng với nội dung đích thực của nó để áp dụng. Việc những thiếu sót, khiếm khuyết của luật nước ngoài (đối với luật pháp của các nước chậm phát triển) không thể là căn cứ để kháng án lên tòa phá án (giống tòa phúc thẩm ở nước ta).



Những khó khăn khi áp dụng luật nước ngoài

      Việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng có thể do quy phạm xung đột thống nhất trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chẳng hạn, theo khoản 2 Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý Việt Nam với Liên bang Nga năm 1998 quy định: “Hình thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn” Như vậy, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Nga nếu tiến hành ở Việt Nam thì hình thức kết hôn tuân thủ pháp luật Việt Nam còn nếu tiến hành trên lãnh thổ của Liên bang Nga thì phải tuân thủ luật pháp của Nga.

      Một vấn đề cũng rất quan trọng đặt ra là khi áp dụng luật nước ngoài, cơ quan tư pháp có thẩm quyền phải giải thích và xác định rõ nội dung của nó như thế nào?

     Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn đinh, củng cố và phát triển hợp tác về moi măt trong giao lưu dân sư giữa các quốc gia vì sự thịnh vương chung cua cả thế giới. Song việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau:

áp dụng luật nước ngoài

- Các cơ quan tư pháp cổ thẩm quyền cần áp dụng luật ựớc ngoài môt cách thiện chí và đầy đủ. Điều này được hiểu là áp dụng cả hệ thống luật nước ngoài được viện dẫn, hệ thống luật nước ngoài được cơ cấu như thế nào, bằng những loại nguồn pháp luật nào đều phải được áp dụng mà không được loại bỏ một cách tùy tiện;

- Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành;

- Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán tài liệu V.V.. của nước hữu quan. Ngoài ra, có thể thông qua con đường ngoại giao, cơ quan đại diên ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài của nhà nước mình, cũng như thông qua các tổ chức tư vấn, công ty luật hoặc cơ quan nghiến cứu pháp lý để tìm hiểu luật ước ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho việc xét xử. Các bên đương sự trong vụ việc cũng cố quyền và trách nhiệm minh chứng viên dẫn giải thích, vận dụng trước cơ quan xét xử để xác định nôi dung đích thực của luật nước ngoài để bảo vệ lợi ích của mình.

Thẩm quyền của cơ quan nhà nước trước quy phạm xung đột

     Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới.

     Quy phạm xung đột có thể là quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam và quy phạm xung đột cũng có thể là trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Trong trường hợp quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế và quy phạm xung đột trong luật Việt Nam cùng điều chỉnh một quan hệ hoặc nhóm quan hệ nhất định thì ưu tiên thi hành quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế Việt Nam tham gia (khoản 2 Điều 759 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005).

     Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới luật pháp nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó (không có ngoại trừ luật nội dung, luật xung đột hay luật hình thức V.V.). Như vậy, khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để bảo hộ một cách thiết thực quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân của nước mình khi các quan hệ pháp luật liên quan đó đã phát sinh ở nước ngoài.

quy phạm xung đột

     Về thực chất, đây là một vấn đề rất phức tạp và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ở các nước về áp dụng luật nước ngoài. Yếu tố chủ quan đó là quan điểm, là trường phái, là chính sách của nhà nước hiện hành.

     Yếu tố khách quan là cơ sở vật chất, là khả năng thực tế của các cơ quan thực thi pháp luật của mỗi quốc gia.

     Ở nước ta cơ quan tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chỉ được áp dụng luật nước ngoài khi có quy phạm xung đột trong luật pháp Việt Nam và các điều ước của Việt Nam viện dẫn tới luật của nước ngoài đó (Điều 759 khoản 2 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005).

Có thể lấy một ví dụ nhỏ để thấy rõ hơn: Theo Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: ‘Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo pháp luật của nước mình về kết hôn”. Như vậy, nếu việc kết hôn tiến hành ở Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ xét điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam theo luật pháp Việt Nam (cụ thể các điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam). Còn công dân nước ngoài mang quốc tịch nước nào thì điều kiện kết hôn phải được xét theo pháp luật nước đó (công dân Pháp xét theo điều kiện kết hôn của Pháp, công dân Đức xét theo điều kiện kết hôn của luật pháp Đức v.v..).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat tu phap quoc te, xung dot phap luat

Đặt vấn đề cơ bản trong việc áp dụng pháp lý nước ngoài

     Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, một trong các cách phổ biến là quốc gia xây dựng một hệ thống các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật của mình và trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quốc gia thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên đây là một đòi hỏị thực tế khách quan đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngoài.

     Khi áp dụng luật nước ngoài cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ các điều kiện, cơ sở và thể thức pháp lý nhất định. Ở mỗi quốc gia các điều kiện, cơ sở và thể thức pháp lý về áp dụng luật nước ngoài là khác nhau.

pháp lý nước ngoài

     Chúng ta xem xét một trường hợp để thấy rõ hơn: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở Pháp. Họ có 3 con (2 trai và 1 gái) cùng bất động sản và động sản ở Pháp. Hai người sinh sống vớinhau ở Pháp đã 20 năm và nay trở về Việt Nam được 1 năm thì xin ly hôn tại tòa án Việt Nam. Tất nhiên tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn này, song việc giải quyết chỉ có thể được khi:

a)  Tòa án Việt Nam công nhận việc kết hôn của hai công dân Việt Nam ở Pháp trên đây là hợp pháp;

b)  Tài sản của họ ở Pháp là hợp pháp (và có thể thậm chí các quyền sở hữu đối với các tài sản đó hoàn toàn khác với luật Việt Nam).

     Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của cặp vợ chồng trên cũng như lợi ích của con cái của họ, tòa án Việt Nam không thể giải quyết nếu không tính tới việc trong chừng mực nào đó cần thiết phải áp dụng luật pháp của Pháp.

     Qua một ví dụ nhỏ trên đây ta thấy được việc cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài để giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế là một nhu cầu khách quan để bảo đảm lợi ích, công bằng trong xã hội. Song việc áp dụng luật nước ngoài phải luôn gắn liền với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo đảm sự an ninh, ổn định chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật của nhà nước ta.


Đọc thêm tại:

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Tìm hiểu Luật quốc tịch của pháp nhân

     Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis) được hiểu là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch

Đối với pháp nhân có hai vấn đề:

-     Thứ nhất là quy chế pháp lý của nó;

-     Thứ hai là quyền quan hộ của nó với các chủ thể khác.

     Hai phạm trù này có tính độc lập tương đối đối với nhau, song lại có quan hệ tương hỗ mật thiết thống nhất đối vớinhau. Xuất phát từ quy chế pháp lý sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó trong quan hệ với các chủ thể khác và mặt khác ta lại thấy tổng thể quyền và nghĩa vụ của pháp nhân chính là quy chế pháp lýcủa pháp nhân đó.

Luật quốc tịch của pháp nhân

      Tuy có mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa hai phạm trù trên, song trong khoa học pháp lý cũng cần phải xem xét giải quyết chúng độc lập dưới giác độ của Tư pháp quốc tế. Mỗi một loại quan hệ riêng biệt mà pháp nhân tham gia luôn có mối quan hệ độc lập và được giải quyết bằng các kiểu hệ thuộc riêng biệt (như là các loại hợp đồng khác nhau và trong các hợp đồng đó thì hình thức, nội dung V.V.. lại có các hệ thuộc khác nhau để giải quyết), nhưng trong khi đó thì tất cả các vấn đề thuộc quy chế của pháp nhân (như tổ chức đó có phải là pháp nhân không, quyền năng chủ thể của nó thế nào, quá trình thành lập, giải thể, ngừng hoạt động và phá sản V.V..) lại được giải quyết theo một hệ thống pháp luật nhất định và cụ thể, đó là quy chế nhân thân (hay còn gọi là quy chế bản quốc) của pháp nhân.

    Nói cách khác, mỗi pháp nhân có một quy chế nhân thân của mình và được công nhận ở nước ngoài. Điều này được khẳng định trong lý luận cũng như thực tiễn của Tư pháp quốc tế. Quá trình khẳng định này hình thành như là một tập quán quốc tế. Quy chế nhân thân xác định pháp nhân mang quốc tịch nước nào; nhưng hiện nay việc lựa chọn các dấu hiệu pháp lý để quyết định quốc tịch của pháp nhân giữa các nước khác nhau lại khác nhau.




Giới thiệu về luật tiền tệ (Lex monetae) và Luật tòa án (Lexlori)

Luật tiền tệ (Lex monetae)

     Hệ thuộc luật tiền tệ được hình thành và phát triển thực tế trong hệ thống luật pháp của Đức và Áo. Theo các hê thống luật pháp nàỵ thì hệ thuộc luật tiền tệ được hiểu là khi ký kết hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng một đơn vi tiền tệ (ngoại tệ) nhất định, do đó các Vấn đề quan hệ liên quan đến tiền tệ đó được giải quyết theo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó..

     Hệ thuộc này chỉ có lợi cho các nước phát triển có đồng tiền mạnh và tự do chuyển đổi và tất nhiên nó cũng bảo vệ lợi ích cho các trùm tư bản, các tập đoàn lớn trên thế giới.

     Ngày nay hệ thuộc này càng ít được quan tâm và áp dụng, bởi lẽ khi ở châu Âu đã phát hành và đưa vào lưu thông đồng tiền chung của châu Âu (đồng Euro).

Giới thiệu về luật tiền tệ

Luật tòa án (Lexlorì)

     Luật tòa án được hiểu là pháp luật của nước có tòa án thẩm quyền. Tòa án thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng luật nước mình (kể cả luật nội dung và hình thức). Hiện nay trong khoa học pháp lý nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì luật tòa án (Lex fori) thường được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng là cả luật hình thức và luật nội dung còn theo nghĩa hệp thì chỉ gồm luật hình thức (luật tố tụng) mà thôi.

     Hệ thuộc luật tòa án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự quốc tế. Ở đây có thể khẳng định rằng, quá trình hình thành hệ thuộc này giống như hình thành một tập quán, đó là ở tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng hệ thuộc này trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế. Khi tòa án có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ áp dụng luật tố tụng dân sự của nước mình.

      Nói như trên, không có nghĩa là nguyên tắc luật tòa án không có ngoại lệ. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (kể cả song phương và đa phương) các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng của nước mình (ví dụ như vấn đề uỷ thác tư pháp) trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài.



Luật mua bán hàng hóa quốc tế

Luật nơi thực hiện hành động (hoạt động)

     Là một biến dạng rất cụ thể của luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus). Để giải quyết xung đột về hình thức của hợp đồng, một số nước còn áp dụng hệ thuộc như:“Hình thức của hợp đồng được quyết định bởi luật của nước nơi thực hiện nó (locus regit actumr,hoặc là “Hình thức kết hôn được quyết định bởi luật của nước nơi các bên thực hiện kết hôn (Lex loci celebrationis)”.

Luật nước người bán (Lex venditoris)

     Thực tiễn trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, nếu bên mua và bên bán không có thóa thuận nào khác thì luật nước người bán (luật quốc tịch của người bán) thường được áp dụng để giải quyết các quan hệ của hợp đồng mua bán đó.

     Đây là một hệ thuộc có tính truyền thống trong thương mại quốc tế và nó được hình thành như là một tập quán.

     Trong trường hợp người bán lại là nhà sản xuất thì luật nước người bán được hiểu là luật của nước nơi xí nghiệp sản xuất nằm ở đó (Điều 27 Luật Tư pháp quốc tế Ba Lan năm 1965). Trong Công ước La Hay 1955 về mua bán hàng hóa (động sản) quốc tế lại ghi nhận trường hợp khi người bán hoặc đại diện của người bán nhận được đơn đặt hàng của người mua tại nước người mua thì luật được áp dụng để giải quyết là luật nước người mua.

     Hệ thuật luật nước người bán được ghi nhận trong luật pháp của nhiều quốc gia và các điều ước thương mại và mua bán quốc tế (như điều kiện chung giao hàng của SEV trước đây, điều kiện xuất khẩu máy móc thiết bị được thông qua tại Hội nghị thương mại Giơnevơ 1955 của Liên hợp quốc).

Luật mua bán hàng hóa quốc tế

Luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi)

     Được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật được giải quyết theo pháp luật nơi vi phạm pháp luật. Đây là một hệ thuộc được hình thành sớm trong Tư pháp quốc tế và nó được ghi nhận trong hầu hết luật pháp của các nước trên thế giới.

      Khái niệm nơi vi phạm pháp luật trong luật pháp các nước khác nhau lại được giải thích khác nhau.

     Một vài hệ thống pháp luật như Hy Lạp (Điều 25 Bộ luật dân sự năm 1940), Italia (phần 2 Điều 25 Bộ luật dân sự năm 1942) v.v. cho rằng: nơi vi phạm pháp luật là nơi thực hiện hành vi gây hại, ở một số nước khác tiêu biểu là Mỹ lại giải thích khác, nơi vi phạm pháp luật là nơi hiện diện của hậuquả thiệt hại (kết quả của hành vi gây hại).

     Còn một nhóm nước khác lại giải thích nơi vi phạm pháp luật trên cơ sở kết hợp cả hai cách giải thích trên đây. Điều này có nghĩa là nơi vi phạm pháp luật là nơi xảy ra hành vi gây hại và cũng có thể là nơi hiện diện của hậu quả thiệt hại, bên bị hại có thể lựa chọn hệ thống luật nào có lợi hơn cho mình.

     Ở Việt Namcũng kết hợp cả hai trường hợp trên nhu đã nêu. Cụ thể ở khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tu phap quoc te, giải quyết xung đột


Các bộ luật về nơi thực hiện ký kết hợp đồng

Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus)

Khái niệm nơi thực hiện hành vi rất rộng, do đó luật nơi thực hiện hành vi có rất nhiều loại.

- Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus) được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng được xác định theo luật nơi ký kết hợp đồng.

Trên thực tế, hệ thuộc trên đây được sử dụng rộng rãi trong quan hệ mua bán quốc tế. ở Anh, Mỹ, Pháp và một số nước châu Âu lục địa có cách giải thích khác nhau về hệ thuộc này. Nếu các bên tham gia hợp đồng ký kết trực tiếp trước mặt nhau một hợp đồng nào đó thì rất rõ ràng về nơi ký kết và thời điểm ký kết. Song trong trường hợp khi khả năng kĩ thuật và thể thức pháp lý cho phép các bên có thể ký kết họp đồng vắng mặt nhau (như thư từ, điện tín, fax…) thì về địa điểm và thời điểm ký kết lại có cách hiểu rất khác nhau giữa luật Anh – Mỹ với luật của các nước châu Âu lục địa.

Theo luật Anh – Mỹ, thời điểm và địa điểm ký kết hợp đồng là nơi bên nhận được chào hàng chấp nhận vô điều kiện chào hàng và gửi chấp nhận vô điều kiện này cho bên chào hàng (còn gọi là thuyết tống phát).

Còn theo hệ thống luật các nước châu Âu lục địa như Đức, Pháp và các nước Đông Âu thì hợp đồng coi như được ký kết khi bên chào hàng nhận được chấp nhận vô điều kiện chào hàng (còn gọi là thuyết tiếp thu).

thực hiện ký kết hợp đồng

Như vậy, nơi ký kết hợp đồng theo luật Anh – Mỹ là nơi gửi chấp nhận vô điều kiện chào hàng và theo luật của các nước châu Âu lục địa nơi ký kết hợp đồng là nơi nhận chấp nhận vô điều kiên chào hàng.

Ở Việt Nam, hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng cũng được áp dụng.

Ví dụ:Khoản 1 Điều 770 BLDS năm 2005 ghi: Hình thức của hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng…”.

-    Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci solutionis)

Hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc giải quyết xung đột về thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng trong thực tế pháp luật Cộng hòa liên bang Đức, cũng như một số loại nghĩa vụ trong hệ thống luật Anh – Mỹ.

Chúng ta cần phải phân biệt các loại nghĩa vụ với nơi thực hiện các nghĩa vụ đó của hợp đồng. Chẳng hạn, nơi thực hiện nghĩa vụ khác với nơi giao, trả, nhận hàng trên thực tế hoặc là nơi thực hiện thanh toán. Nơi thực hiện nghĩa vụ là nơi đáp ứng đầy đủ các vấn đề về văn bản giao nhận, thời gian giao nhận, khi nào có thể và cần thiết tiến hành giao nhận, hình thức và nội dung của các biên lai giao nhận và thanh toán v.v..Có thể nói đây là cơ sở, nền tảng được công nhận rộng rãi trong thương mại quốc tế.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư pháp quốc tế, cách giải quyết xung đột


Quy chế pháp nhân ở Việt Nam

Quy chế nhân thân (Status) của pháp nhân thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa pháp nhân đó với một nhà nước nhất định.

Các dấu hiệu ràng buộc cơ bản hiện nay là:

-     Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân;

-     Nơi đăng ký điều lệ (nơi thành lập) pháp nhân;

-     Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh, hoạt động chính.

Phần lớn các nước ở châu Âu lục địa xác định quốc tịch của pháp nhân theo dấu hiệu nơi trung tâm quản lý của pháp nhân (Siege Social) như Pháp, Italia, Thụy Sĩ… Các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và một số nước ở Mỹlatinh V.V.. xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ; còn các nước ở khu vực Ả Rập như Ai Cập, Xyri… lại xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi kinh doanh, sản xuất chính của pháp nhân.

Ở Việt Nam, pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng ký điều lệ ởViệt Nam thì đương nhiên là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam, không phụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào.

Quy chế pháp nhân ở Việt Nam

Luật nơi có vật (Lex rei sitae)

Được hiểu là vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đó được áp dụng đối với tài sản đó.

Hệ thuộc luật nơi có vật thường được áp dụng để giải quyết các quan hệ về sở hữu có yếu tố nước ngoài (như tài sản đó có là đối tượng của quyền sở hữu không, xác định các quyền tài sản, xác định sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền sở hữu…).

Ví dụ: Khoản 1 Điều 766 BLDS Việt Nam năm 2005 quy định: “Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó…

Luật do các bên kỷ kết hợp đồng lựa chọn (Lex vohmtatis)

Theo nguyên tắc này, các bên tham gia hợp đồng được tự do thóa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật mà họ cho là hợp lý để giải quyết quan hệ hợpđồng. Hệ thuộc trên đây hoàn toàndựa trên nguyên tắc cơ bản của hợp đồng là ý chí tự nguyện bình đẳng giữa các bên ký kết.

Hê thuốc luậtdo các bện ký kết lựachọn dược sử dụng phổ biến trong các quan hệ thương mại và hàng hải quốc tế.

Trong quan hệ hợp đồng quốc tế, luật được lựa chọn thường được các bên ghi nhận ở một điều khoản đặc biệt. Luật được lựachọn phải là luật không trái cơ bản với luật quốc gia của các bên và các điều ước quốc tế mà quốc gia của họ là thành viên; cung như làkhông có ý định lẩn tránh pháp luật.

Ở nước ta, hệ thuộc luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis) cũng được sử dụng để giải quyết xung đột trong các vấn đề thương mại và hàng hải quốc tế.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 4 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định: “Các bên tham gia hợp đồng hàng hải mà trong đó có ítnhất một bên nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng”.


Đọc thêm tại: